Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

Rate this post

Buồn ngủ nhưng không ngủ được! Nghe thật kỳ lạ nhưng cũng thật quen phải không? Đồng nghiệp, người thân, thậm chí là bản thân chúng ta có lẽ đã từng trải qua cảm giác này, hoặc nghe những lời than phiền tương tự như vậy. Đó là hiện tượng gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

1. Hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được là gì?

Chuyên gia giấc ngủ Philip Gehrman (Đại học Pennsylvania) cho biết, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được là một tình trạng của sự “hưng phấn cám dỗ”, khiến con người tỉnh táo trở lại khi nằm xuống giường. Đây là một tình trạng phổ biến và xuất hiện do các nguyên nhân trong môi trường ngủ cũng như do thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?
Hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ

2. Các nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Bạn đã bao giờ cảm thấy buồn ngủ cả ngày nhưng hễ đặt lưng xuống giường là lại trằn trọc, khó ngủ không? Thậm chí, nhiều lúc bạn đã ngủ quên trên bàn làm việc, nhưng khi vào giường, giấc ngủ lại quay lưng với bạn? Bạn bực bội, và tức giận với bản thân?

Bình tĩnh nào, nguyên nhân có thể xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt của bạn đấy.

2.1  Vấn đề tâm sinh lý

Não bộ của con người có khả năng tạo sự liên kết giữa chiếc giường với sự tỉnh táo hoặc buồn ngủ. Ví dụ, nếu bạn là người chỉ sử dụng giường cho việc ngủ, cơ thể bạn sẽ tự động mệt mỏi khi bạn đặt lưng xuống giường và dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn thường có thói quen làm việc, giải trí hoặc ăn uống trên giường, não bộ sẽ thiết lập sự tỉnh táo khi bạn lên giường dù bất cứ thời gian nào, vì chúng tin rằng giường có thể là nơi làm tất cả mọi việc.

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

Làm việc trên giường ngủ

Mặc dù vậy, những người có thói quen ngủ tốt đôi khi cũng gặp tình trạng không ngủ được dù bản thân đã rất mệt mỏi. Nguyên nhân có thể do họ bị căng thẳng về tinh thần, sang chấn tâm lý hay gặp một số biến cố trong cuộc sống. Tiến sĩ Ronald Chervin, Giám đốc Trung tâm rối loại giấc ngủ Đại học Michigan cho biết hiện tượng mất ngủ sinh lý thường có xu hướng nuôi dưỡng chính nó, nên 1-2 đêm mất ngủ của bạn có thể tạo nên một vòng lặp không dứt và gây ra những hậu quả lâu dài về sau.

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

Mất ngủ tâm sinh lý

Để có thể thiết lập một ý thức não bộ mới, bạn cần đến 4-5 tuần để tập luyện và điều chỉnh thói quen cũng như thời gian sinh hoạt. Mặc dù vậy, vẫn có một số mẹo giúp bạn khắc phục tình trạng này nhanh hơn. Nếu bạn đã nằm trên giường 15 phút vẫn chưa thể ngủ, hãy đứng dậy và làm một việc gì đó đến khi cơ thể mệt nhoài, lúc đó hãy lên giường và bạn sẽ chìm vào giấc ngủ dễ dàng.

2.2  Vấn đề với đồng hồ sinh học

Bạn lên giường vào lúc 10 giờ, nhưng đồng hồ đã điểm 11g30 và bạn vẫn chưa thể chợp mắt. Tâm trí bạn hoàn toàn thư thái, không vướng bận hay lo nghĩ bất cứ điều gì, nhưng bạn vẫn trằn trọc mãi. Lý do cho tình trạng này có thể là vì đồng hồ sinh học của bạn khác với mọi người, nó đang chạy lệch múi giờ với những người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Nệm Cho Bé – Kinh Nghiệm Mua Nệm Tốt Nhất

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?
Đồng hồ sinh học cơ thể

Để khắc phục, bạn nên hạn chế ánh sáng xanh từ màn hình LED trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ. Điều đó đồng nghĩa bạn không nên dùng điện thoại, xem TV, hoặc sử dụng máy tính bảng trước khi đi ngủ, ánh sáng từ các thiết bị này thường làm cản trở và gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, bạn nên thiết lập thời gian thức dậy đều đặn mỗi ngày để giúp đồng hồ sinh học được điều chỉnh lại một cách khoa học và hợp lý hơn.

3. Buổn ngủ nhưng không ngủ được ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Như các dạng rối loạn giấc ngủ khác, hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được khiến cơ thể ngủ không đủ giấc. Từ đó, dẫn đến các hậu quả suy nhược thần kinh và thể chất, như: mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, hay suy giảm trí nhớ…Nghiêm trọng hơn, tình trạng này có thể dẫn đến mất ngủ kéo dài, từ đó gây ra các bệnh lý về thần kinh như: trầm cảm, stress, rối loạn giấc ngủ.

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

Hiện tượng buồn ngủ mà không ngủ được khiến cơ thể ngủ không đủ giấc

4. Các phương pháp khắc phục

Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm, hay một dạng rối loạn nghiêm trọng, hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được vẫn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và giấc ngủ. Hãy áp dụng những phương pháp sau để khắc phục tình trạng này:

  • Giữ tinh thần thoải mái, tâm trạng thư thái trước khi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước thời gian ngủ.

Lý giải hiện tượng: Buồn ngủ nhưng không ngủ được?

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết: Phơi nắng vào buổi sáng giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả? 

Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Chỉ sử dụng giường để ngủ (và quan hệ tình dục), không dùng giường cho những hoạt động khác.
  • Luyện tập thói quen ngủ điều độ, thời gian sinh hoạt đều đặn.

Nếu bạn mắc phải hiện tượng buồn ngủ nhưng không ngủ được ở mức độ nặng hơn, hãy đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

TỔNG KẾT

Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được xảy ra ở hầu hết cả các đối tượng. Chúng ta cần xây dựng một thói quen sống lành mạnh, thời gian sinh hoạt hợp lý để có được giấc ngủ ngon hơn, một cuộc sống chất lượng hơn.

Nguồn tham khảo: Sleepio

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *