Tầng Ozon là một lá chắn khí mỏng manh giữ vai trò bảo vệ quan trọng bảo vệ Trái Đất khỏi 99% các bức xạ cực tím của Mặt Trời, nhờ đó giúp duy trì sự sống trên hành tinh. Nhận thấy các lỗ thủng của tầng Ozon ngày càng loang rộng, việc kiểm soát các loại chất làm suy giảm tầng Ozon cùng biện pháp cắt giảm khí thải liên quan đã được chú ý hơn bao giờ hết. Chính vì lẽ đó, ngày 16-09 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozon.
Bạn đang đọc: Ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozon là ngày gì? Thông điệp, hoạt động ý nghĩa
Contents
1. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozon 16-09
Tháng 10/1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí Ozon trên không trung Nam Cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại tiếp tục phát hiện tầng khí Ozon ở vùng trời Bắc Cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng Ozon ở Bắc Cực cũng sẽ bị thủng. Lỗ hổng này gây ra bởi các khí làm suy giảm tầng Ozon được sử dụng trong các bình xịt và hệ thống làm mát (như tủ lạnh và máy điều hòa không khí).
Việc tầng Ozon xuất hiện các lỗ thủng đã làm gia tăng cường độ tia cực tím tới bề mặt Trái Đất và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể, đồng thời gây hại cho các hệ sinh thái như sinh vật, mùa màng đang sinh sống trên Trái Đất.
Nhận thức mối nguy hại này, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý thông qua công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone vào năm 1985 và sau đó là Nghị định thư Montreal về Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone vào ngày 16/9/1987.
Nghị định thư Montreal ra đời nhằm cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ tầng Ozon đã được các quốc gia đồng ý trong Công ước Vienna thông qua việc kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng Ozon (ODS). Nghị định thư Montreal đã trở thành một trong những thỏa thuận về môi trường thành công nhất cho đến hiện nay.
Năm 1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 16 tháng 9, ngày ký kết Nghị định thư Montreal, để kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon.
Năm 2021 này, Ban Thư ký Công ước Ozon Quốc tế đã lựa chọn thông điệp của Ngày Quốc tế bảo vệ tầng Ozon là “Nghị định thư Montreal – Giữ cho hành tinh luôn mát, bảo quản an hinh thực phẩm và vaccine” (Montreal Protocol – Keeping us, our food and vaccines cool).
2. Việt Nam trên hành trình bảo vệ tầng Ozon
Nhận thức rõ nguy cơ sự suy giảm tầng Ozon và quyết tâm chung tay cùng cộng đồng quốc tế hành động để bảo vệ tầng Ozon, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon vào năm 1994, cam kết tuân thủ các quy định của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.
Trong suốt hành trình 27 năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực tuân thủ đầy đủ các quy định của Nghị định thư Montreal. Trong đó phải kể đến như không sản xuất các chất làm suy giảm tầng Ozon (ODS) nhưng có nhập khẩu các chất ODS để phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, chủ yếu trong các lĩnh vực điện lạnh, điều hòa không khí, bọt xốp.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Bộ Tài nguyên & Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án loại trừ các chất ODS.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chủ trì, tổ chức các hội thảo quốc gia, hội thảo huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tầng Ozon. Đồng thời, hướng dẫn kỹ năng chuyên môn cho các nhà quản lý, kỹ thuật viên của các doanh nghiệp trong việc loại trừ các chất ODS.
Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ hơn 500 tấn CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010. Bên cạnh đó là đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ 500 tấn Methyl Bromide sử dụng ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu, cũng như đã loại trừ hoàn toàn tiêu thụ hơn 500 tấn HCFC- 141b nguyên chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt. Qua đó tuân thủ nghĩa vụ loại trừ 10% tổng lượng tiêu thụ các chất HCFC từ ngày 1/1/2015.
Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến ngưng mức tiêu thụ ở mức cơ sở các chất HFC vào năm 2024 và loại trừ 80% tổng lượng các chất HFC vào năm 2045.
3. Chung tay hành động để bảo vệ tầng Ozon
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu như phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng Ozon là một trong những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích.
3.1. Đối với doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến ngay từ đầu nhằm tránh phải chuyển giao công nghệ sau này. Đồng thời, doanh nghiệp cũng được ưu tiên khuyến khích sản xuất, tái chế các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Điển hình như Bloggiamgia.edu.vn đang cung cấp và phân phối dòng nệm được làm từ 100% cao su thiên nhiên có khả năng phân hủy trong môi trường. Chẳng hạn như nệm cao su Gummi Classic, nệm cao su Gummi Latex 7Zones…
Tìm hiểu thêm: Review TOP 20 nhà hàng buffet hải sản Hà Nội ngon nhất
Đối với chăn ga gối, Bloggiamgia.edu.vn ưu tiên cung cấp và phân phối các sản phẩm may bằng vải bamboo, tencel, cotton, đũi, linen. Đây đều là những chất liệu thiên nhiên an toàn cho sức khỏe người dùng và có thể phân huỷ hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, Bloggiamgia.edu.vn cũng khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nệm tái chế từ rác thải môi trường, ví dụ như nệm Foam Aeroflow Pride của thương hiệu INOAC được phân phối độc quyền tại Bloggiamgia.edu.vn. Sản phẩm tạo thành từ ít nhất 50 chai nhựa ở đại dương đã được thu gom và tái chế.
Đặc biệt, loại nệm này làm từ Seaqual Yarn là một trong các chất liệu cao cấp và thiên thiện với môi trường nhất hiện nay. Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm tương tự như nệm Foam Aeroflow Pride là hành động chung tay cùng cộng đồng để bảo vệ môi trường biển.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-foam-inoac-aeroflow-pride.html
3.2. Đối với cá nhân
Điều mà mỗi người chúng ta có thể làm để đóng góp vào việc ngăn chặn quá trình suy thoái tầng Ozon rất cụ thể và đơn giản, đó là:
Một là, tự bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Sử dụng kem chống nắng, che chắn da, đeo kính râm, đội mũ nón khi đi ra ngoài nắng.
Hai là, giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường. Bạn có thể tận dụng phương tiện giao thông công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân hoặc taxi nếu có thể. Thỉnh thoảng đi xe đạp hoặc đi bộ đến nơi làm việc.
Ba là, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc. Tận dụng ánh sáng tự nhiên trong nhà và nơi làm việc khi có thể.
Bốn là, khi mua các sản phẩm gia dụng, nhất là các loại dùng trong bình xịt, tìm loại ghi trên nhãn “không có CFC”. Bên cạnh đó, sơn nhà lựa chọn sơn bằng cách quét hoặc lăn, không dùng bình phun sơn vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường.
Năm là, giảm thiểu sử dụng các bao bì, sản phẩm bằng nhựa xốp không thể phân hủy được. Thử tưởng tượng mà xem, nếu gia đình bạn cần bỏ đi một chiếc nệm và chôn lấp thì chúng sẽ tốn bao nhiêu năm để phân hủy hoàn toàn? Ngược lại, nếu lựa chọn đốt thiêu hủy thì sẽ thải bao nhiêu lượng khói độc hại ra ngoài không khí? Do đó bạn nên ưu tiên sử dụng đồ dụng với chất liệu có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên mà Bloggiamgia.edu.vn đã đề xuất ở trên.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về tam hợp tuổi Thân Tý Thìn
Trên đây là những thông tin hữu ích về kỉ niệm ngày Quốc tế Bảo vệ Tầng Ozon mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Chúc bạn có thêm điều thú vị và bổ ích!