Montessori là phương pháp giáo dục sớm được rất nhiều trường mầm non trên thế giới đưa vào giảng dạy. Có thể nói, phương pháp giáo dục Montessori đã mở ra một “chân trời mới”, tạo ra bước nhảy vọt trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Tại sao phương pháp này lại được ứng dụng rộng rãi như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Phương pháp giáo dục Montessori là gì?
Contents
1. Phương pháp giáo dục Montessori là gì?
Được sáng lập bởi Tiến sĩ Maria Montessori – một chuyên gia người Ý trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, Montessori là phương pháp giáo dục trẻ từ sớm bằng việc hướng dẫn trẻ học tập thông qua các giáo cụ trực quan.
1.1. Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessori lấy khả năng tự học của bé là nền tảng cơ sở, chú trọng vào việc khai phá tiềm năng sẵn có của mỗi đứa bé. Với phương pháp này, trẻ được tự do tùy chọn hoạt động, tự do tìm hiểu và tự do thể hiện những kiến thức đã tiếp thu được theo cách riêng. Các giáo viên Montessori không bao giờ áp đặt, họ chỉ quan sát và đưa ra lời khuyên hỗ trợ khả năng tự phát triển, tự học của trẻ nhỏ.
Phương châm của phương pháp giáo dục Montessori là lấy trẻ em làm trung tâm, tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng đứa trẻ, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển theo khả năng riêng của bản thân và khuyến khích trẻ chủ động tiếp xúc với môi trường xung quanh.
Phương pháp này giúp trẻ học hỏi toàn diện, tiếp thu tri thức đa lĩnh vực và bồi dưỡng các giá trị cốt lõi cho trẻ như Tính Độc lập, Sự Tự tin, Tính Kỷ luật, Sự Tôn trọng, Tình Yêu thương và Tinh thần Hợp tác. Những trẻ em được giáo dục theo phương pháp Montessori sẽ được chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ cuộc đời và vững bước trong tương lai.
Hiện nay, phương pháp giáo dục Montessori đã và đang phổ biến trên toàn thế giới, được áp dụng vào chương trình giảng dạy tại các trường học của các quốc gia như Mỹ, Pháp, Anh, New Zealand, Hà Lan, Canada, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…
1.2. Đặc điểm nổi trội
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp giáo dục Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính độc lập của mỗi trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất đề cao sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho các bé những kiến thức thực tiễn.
Montessori sẽ giúp trẻ xây dựng nền tảng cơ bản ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Nhờ đó, trẻ được phát triển đồng đều về trí tuệ, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng sống từ rất sớm, có kỹ năng tự học, giao tiếp hiệu quả, tinh trách nhiệm và đoàn kết cao.
2. 5 lĩnh vực của phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori được thực hiện thông qua 5 lĩnh vực sau:
- Thực hành cuộc sống: Trẻ được tiếp thu các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân (cách cởi đồ, mặc quần áo, đánh răng, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn…) và dọn đẹp, chăm sóc môi trường xung quanh (thu dọn đồ chơi, lau bụi trên lá, tưới nước cho cây, lau bàn, ghế,…).
- Giác quan: Montessori áp dụng các bài tập cả 5 giác quan dành cho trẻ, đảm bảo trẻ vận dụng tốt cả 5 giác quan để có thể phát triển toàn diện.
- Ngôn ngữ: Trẻ được khuyến khích thể hiện cảm xúc, bày tỏ bản thân mình bằng lời; trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô nét chữ…
- Toán học: Trẻ được làm quen với các con số, các biểu tượng số học, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản,…
- Văn hóa (các lĩnh vực Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật): Trẻ được học về các quốc gia, các loài động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc, hội họa…
3. Nguyên tắc của phương pháp giáo dục Montessori
3.1. Tôn trọng trẻ, không áp đặt
“Tôn trọng quyền tự do của trẻ em khi chọn cách học” là nguyên tắc quan trọng của phương pháp Montessori. Trong các lớp học Montessori, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích theo mức độ phát triển của từng trẻ, ưu tiên sự phát triển tính tập trung và tính cá nhân.
Việc thầy cô và cha mẹ áp đặt suy nghĩ của bản thân lên trẻ, bắt trẻ phải làm theo ý mình là hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc Montessori. Sự áp đặt này sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có.
Vì vậy, hãy để trẻ tự do khám phá trong khuôn khổ theo cách của riêng mình, miễn sao các con được bảo đảm an toàn. Hãy để các bé tiếp thu những cái mới một cách tự nhiên và thú vị nhất. Từ đó, kích thích sự phát triển trí tuệ ở trẻ và trẻ sẽ học được cách tự lập.
Tìm hiểu thêm: Có nên kiêng chụp ảnh cưới lần 2 không?
3.2. Học luôn đi kèm với hành
Cách tốt nhất giúp các con vận dụng tốt được những kiến thức đã học là để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế. Trẻ nhỏ luôn có xu hướng bắt chước những hành động mà bản thân quan sát được. Do đó, mục đích của phương pháp giáo dục Montessori là chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ phát triển bằng cách tự thực hiện chúng.
Trong cuộc sống thường ngày, trẻ sẽ được trải nghiệm rất nhiều kỹ năng thực tế như rót nước, tự thay đồ, để giày đúng nơi quy định, vệ sinh chân tay, ăn uống lành mạnh hay chăm sóc môi trường…
Ngoài ra, trẻ cũng được giáo dục một số thói quen tốt trong cuộc sống như xếp hàng chờ đợi đến lượt mình, đưa ra những lời nhận xét có tích cực có tính chất xây dựng và biết lắng nghe, thấu hiểu người khác.
Những kỹ năng này sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn, chủ động và sẵn sàng chào đón cuộc sống tương lai.
3.3. Môi trường thân thiện, không có phần thưởng hay trừng phạt
Với quan niệm dạy trẻ truyền thống, trao phần thưởng để khuyến khích khi con đạt thành tích tốt và phạt khi con mắc lỗi bằng việc đánh đòn, la mắng, phạt úp mặt vào tường hay các hình thức khác.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục Montessori không tồn tại và không cho phép tồn tại trao thưởng và trừng phạt. Nếu trẻ nhỏ làm sai một việc nào đó, hãy hướng dẫn lại cách làm đúng cho trẻ.
Hãy động viên, khích lệ và ghi nhận sự cố gắng của các bé thay vì trao thưởng, khen ngợi. Đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề mà hãy chú trọng giúp trẻ nhận thức được những hành động của trẻ là chưa đúng.
3.4. Không làm trẻ mất tập trung
Khi thấy trẻ đang say mê một đồ chơi nào đó, cha mẹ không nên xen vào trừ khi có một lý do đặc biệt. Trẻ cần sự tập trung tối đa để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình cũng như giải quyết những vấn đề gặp phải trong lúc chơi.
3.5. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng của trẻ
Theo tiến sĩ Maria Montessori, cha đẻ của phương pháp giáo dục Montessori, thiên nhiên giúp các bé nhận thức được thực tế. Khi áp dụng phương pháp này, trẻ sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động học tập và các cuộc phiêu lưu kỳ thú ngoài trời với không khí trong lành thay vì không gian nhỏ hẹp trong lớp học.
3.6. Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ
Với phương pháp giáo dục Montessori, trẻ sẽ đóng vai trò trung tâm của các hoạt động học tập. Nhà trường và gia đình phải tập trung khai thác những tiềm năng có sẵn ở trẻ. Thầy cô giáo và cha mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn trẻ chủ động với môi trường xung quanh, tự khám phá theo năng lực và sở thích của bản thân.
Thay vì áp đặt trẻ theo cách của mình, cha mẹ và thầy cô nên làm bạn đồng hành cùng trẻ. Đừng vội phán xét việc trẻ làm là đúng hay sai. Chúng ta nên dạy con bằng cách làm mẫu cho con trước để trẻ có thể tiếp thu những điều đúng đắn.
>>>>>Xem thêm: [Tư vấn] Các loại bao cao su size nhỏ cho “cậu bé” khiêm tốn
Người lớn cần phải cân bằng nguyên tắc không can thiệp sâu vào việc học của trẻ, nhưng lại không được bỏ bê trẻ. Hãy quan sát trẻ thường xuyên để có thể đưa ra những gợi ý và hỗ trợ tối đa khả năng tự phát triển của các trẻ trong giờ học.
Trên đây là những thông tin về phương pháp giáo dục Montessori mà cha mẹ cần lưu ý dạy con để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cha mẹ hãy đồng hành cùng con để con có thể phát triển tốt nhất nhé.
Nguồn: sakuramontessori