Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Rate this post

Tết trung thu luôn là một trong những ngày lễ vô cùng ý nghĩa tại Việt Nam. Với không khí trống lân tưng bừng, trẻ em sẽ có được khoảng thời gian giải trí thoải mái, vui vẻ. Đây cũng là một dịp có ý nghĩa đặc biệt không chỉ với Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia thế giới. 

Bạn đang đọc: Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Vậy tết trung thu có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? So với các nước khác trên thế giới, ngày lễ ở Việt Nam có sự khác biệt ra sao? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu qua ý nghĩa của ngày lễ trung thu ngay nhé.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu

Tết trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, còn biết đến với những tên gọi khác như Tết Nguyên Tiêu, Tết Trông Trăng hay Tết hoa đăng. Dần dần ngày này đã trở thành ngày tết của trẻ em. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu như thế nào?

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu như thế nào?

1.1. Nguồn gốc của Tết Trung thu

Thực tế cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh cụ thể được Tết Trung thu có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Nhìn chung, ngày lễ này có nhiều điểm khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc

1.1.1. Nguồn gốc Tết Trung thu ở Trung Quốc

Như được biết, Tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích về nàng Dương Quý phi – sủng phi của Đường Huyền Tông. Với nhan sắc khuynh thành, nàng đã bị các triều thần ép vua ban tử vì lo sẽ gây ảnh hưởng đến triều chính. 

Sau khi Dương Quý Phi mất, vua không ngừng thương nhớ. Điều này đã làm cho các nàng tiên vô cùng cảm động, đồng thời họ đã quyết định cho vua gặp lại Dương Quý phi vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu. Từ đó về sau, vua chọn ngày Rằm tháng Tám để tưởng nhớ sủng phi của mình.

1.1.2. Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam

Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu ở Việt Nam theo nhiều tài liệu ghi lại là ngày vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng. Đây chính là ngày lễ tạ ơn thần đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, giúp chúng sinh được ấm no, hạnh phúc.

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Trung thu ở Việt Nam có nguồn gốc khác biệt với Trung thu của Trung Quốc

1.2. Ý nghĩa của lễ Trung thu 

Mặc dù điển tích về ngày Tết Trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc không giống nhau nhưng về mặt ý nghĩa lại có sự tương đồng. Ở hầu hết các nước trên thế giới đây đều là ngày của tình thân, là khoảng thời gian sum vầy, yêu thương. 

Hằng năm, cứ đến trung thu mọi người sẽ quây quần bên nhau, trao nhau những món quà. Thông thường, hầu như mọi gia đình đều tổ chức những bữa tiệc ấm cúng. Các em thiếu nhi sẽ có dịp rước đèn, phá cỗ và được tặng quà. Đó chính là lý do vì sao trung thu còn biết đến với tên gọi là Tết thiếu nhi. 

Trẻ em thường rất háo hức chào đón ngày tết trung thu. Bên cạnh việc được người lớn tặng đồ chơi, các bé còn được vui chơi, nhảy múa theo nhịp trống lân và được bày cỗ, trông trăng vô cùng thú vị. Ở một vài đất nước, lễ trung thu còn được tổ chức bắn pháo hoa rất hoành tráng. 

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Ngày Tết Trung thu là ngày hội của thiếu nhi

2. Các hoạt động được tổ chức trong ngày Tết trung thu

Tại Việt Nam, vào ngày Rằm tháng 8 sẽ có rất nhiều hoạt động vui nhộn diễn ra. Chính những trải nghiệm này đã góp phần gắn kết tình thân trong gia đình, giúp trẻ em có được khoảng thời gian giải trí, loại bỏ căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi. 

2.1. Rước đèn trung thu

Nhắc đến trung thu hầu như không thể nào không nhắc đến lễ hội rước đèn. Đây được xem là hoạt động đặc trưng, không thể thiếu của ngày rằm tháng 8 tại Việt Nam. Vào ngày này hàng năm, các trẻ em sẽ cùng nhau làm đèn lồng trung thu, vui chơi chạy nhảy khắp các thôn xóm, khu phố. Tiếng cười nói rôm rả, vui nhộn ở mọi nơi. 

Hình ảnh bọn trẻ cầm đèn trung thu vừa đi vừa hát nghêu ngao vẽ nên khung cảnh vô cùng xinh đẹp. Đối với những thế hệ 9x trở về trước, đây là hình ảnh quá quen thuộc với tuổi thơ của mọi người. Dưới vầng trăng sáng chói, những chiếc đèn ông sao lớn bé nối đuôi nhau tạo nên một khung cảnh vô cùng hài hòa. 

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Rước đèn

2.2. Lễ hội múa lân trong Tết Trung thu

Múa lân không chỉ phổ biến ở Trung Quốc mà còn cực kỳ phát triển ở Việt Nam. Ngày nay, hoạt động này đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày lễ trung thu. Thông thường, vào ngày rằm tháng 8 các tổ chức như trường học, đình thân sẽ thuê đoàn múa lân sư rồng đến biểu diễn. Vào những ngày này, ở đâu tập trung đông người thì ở đó sẽ có múa lân. 

Múa lân được xem là một bộ môn nghệ thuật, đòi hỏi kỹ thuật và sức khỏe phải tốt. Hoạt động này rất được trẻ em thích thú. Thông thường múa lân sẽ diễn ra vào cả hai đêm 15 và 16 âm lịch hằng năm. Không chỉ biểu diễn thông thường, tại một vài tỉnh thành ở Việt Nam còn tổ chức thi đấu giữa nhiều đội lân với nhau. Hoạt động này đã vô tình tạo nên điểm nhấn cho ngày rằm. 

Tìm hiểu thêm: Top 8 tiệm vàng thành phố Thanh Hóa uy tín và chất lượng nhất

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu
Múa lân là hoạt động không thể thiếu trong Tết Trung Thu

2.3. Thưởng thức bánh Trung thu

Vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, hầu như mọi nhà đều cùng nhau thưởng thức món bánh trung thu. Loại bánh đặc trưng này không chỉ thu hút các bạn trẻ mà ngay cả người lớn cũng vô cùng yêu thích. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bánh khác nhau, tùy vào sở thích của từng người sẽ có sự lựa chọn riêng. 

Trước nhu cầu sử dụng bánh trung thu không ngừng tăng cao, các nhà sản xuất lại thi nhau tung ra thị trường nhiều loại bánh thơm ngon để khách hàng lựa chọn. Một số loại được sử dụng khá phổ biến như: bánh trung thu nhân thập cẩm, bánh trung thu nhân khoai môn, đậu xanh…

Đây là loại bánh chỉ xuất hiện đặc biệt vào ngày tết trung thu. Những người thân trong gia đình sẽ sum họp và cùng nhau cắt bánh thưởng thức. Món bánh thơm ngon này chính là “gia vị” giúp cho ngày rằm thêm phần ấm áp, trọn vẹn.

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Thưởng thức bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8

2.4. Biếu, tặng quà cho người thân

Bên cạnh những hoạt động vui chơi kể trên, vào ngày Tết Trung thu mọi người còn thường tặng quà cho nhau. Đây là cách thể hiện tình cảm vô cùng đặc biệt. Những món quà không cần phải quá đắt tiền, chẳng hạn như: các hộp bánh, lồng đèn, áo quần,…

Những phần quà được chuẩn bị sẽ dành tặng cho cha mẹ, thầy cô giáo, những người bạn, hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong gia đình. Đây được xem như một lời cảm ơn, thay lời cầu chúc may mắn đến người được tặng. Hành động ý nghĩa này sẽ mang đến niềm vui, ấm áp, vui vẻ trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. 

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

Quà tặng Trung thu thường là bánh, trà

2.5. Ngắm trăng trong đêm rằm

Ngoài ra, vào những ngày này, người thân trong gia đình sẽ sum họp để cùng nhau ngắm trăng. Đây là một trong những hoạt động đẹp nhưng dần đã không còn lưu giữ. Trước kia, cứ mỗi dịp trung thu mọi người lại cùng nhau tập trung ở một nơi nào đó, cùng ngắm trăng và nhìn trẻ em rước đèn. Mọi thứ thực sự hòa hợp với nhau, tạo nên khung cảnh vô cùng tuyệt vời. 

Ngày nay, mọi người dường như quá bận rộn để có thể dành thời gian cho nhau. Dường như việc xem điện thoại, máy tính đã dần khiến cho hoạt động ngắm trăng bị mai một. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những thú vui cần được lưu giữ để vun đắp tình làng nghĩa xóm, cũng như các mối quan hệ trong gia đình. 

Tết trung thu: Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết trung thu

>>>>>Xem thêm: Những điểm du lịch đẹp nao lòng trong tháng 10 bạn không thể bỏ lỡ

Ngắm trăng đêm Trung thu – hoạt động ý nghĩa cần lưu giữ

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nguồn gốc của Tết trung thu. Bạn thấy đấy, đây là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm, là khoảng thời gian để mọi người cùng nhau vui chơi, giải trí và sum họp, đoàn viên gia đình. Vào ngày này hằng năm hãy dành chút ít thời gian để sum vầy cùng người thân nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *