Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức chú trọng vào thực đơn ăn uống để giúp đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Vậy cần lưu ý gì trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn lên thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Contents
1. Tại sao cần tăng cường chất dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa, mẹ bầu nên tăng từ 10-12 kg khi mang thai. Số cân nặng này sẽ được tăng dần trong từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của em bé.
Trong đó, 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng, giúp tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong 6 tháng tiếp theo. Thời kỳ này, thai phụ cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng cẩn thận, thường xuyên theo dõi cân nặng, uống bổ sung sắt, axit folic, đa vi chất theo lời khuyên của các bác sĩ & các chuyên gia dinh dưỡng.
Cần tăng cường chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bởi nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng bào thai là từ mẹ, dinh dưỡng mà thai nhi hấp thụ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng em bé phát triển từng ngày. Cung cấp lượng dinh dưỡng đúng và đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, hạn chế mắc bệnh, giúp con phát triển tốt toàn diện.
3 tháng đầu thai kỳ cũng là thời gian mà thai nhi bắt đầu hình thành các cơ quan chính của cơ thể như tủy sống, não, tim, gan, phổi… nên vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là vô cùng quan trọng.
Các mẹ bầu cần cân bằng dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng thai nghén và đạt được mục tiêu tăng 1-2 cân trong 3 tháng đầu thai kỳ để thai nhi có được tiền đề phát triển tốt nhất.
2. Top 3 nguyên tắc cơ bản trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về mặt sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Đây là thời kỳ quyết định sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan chức năng quan trọng của thai nhi.
Bởi vậy thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị của bác sĩ.
2.1. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng
- Bổ sung thêm 10-18g protein (chất đạm) mỗi ngày
Các thực phẩm chứa nhiều protein (hay còn gọi là chất đạm) như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ (đỗ xanh, đỗ tương…) giúp thai nhi phát triển các tế bào mô, đồng thời giúp cho tuyến sữa và mô tử cung của thai phụ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
- Bổ sung tối thiểu 15g sắt mỗi ngày
Sắt là vi chất quan trọng trong cơ thể, có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Bởi vậy cần bổ sung đủ sắt trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ thông qua các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt khô…
- Bổ sung thêm canxi
Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu của mẹ hoạt động bình thường, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho em bé. Nếu không đủ canxi trong giai đoạn này, thai phụ có thể cảm thấy đau nhức xương, thai nhi bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Do đó cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
- Bổ sung thêm axit folic
Acid folic là một loại vitamin nhóm B, giúp sản xuất các tế bào máu và góp phần phát triển của hệ thần kinh. Bổ sung acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho và tật nứt đốt sống cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể bổ sung chất này thông qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, rau bí, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc; qua các loại thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan hoặc một số loại hạt khô như vừng, lạc, hạnh nhân…
Tìm hiểu thêm: Bí quyết đặt tên con trai bắt đầu bằng chữ V ý nghĩa nhất
Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm trên vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ, còn có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng cơ thể mẹ bầu..
- Bổ sung vitamin D&C
Để bổ sung vitamin D bà bầu có thể tắm nắng sớm. Vitamin D hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn, giúp phát triển hệ xương cho thai nhi.
Vitamin C cũng tốt cho hệ xương của bé, giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ, tạo bánh nhau vững chắc, nâng cao sức đề kháng. Bà bầu bổ sung bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như rau xanh, trái cây bưởi, cam, quýt…
2.2. Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, sự gia tăng nồng độ progesterone (hormone sinh dục nữ) làm giảm nhu động ruột. Điều này khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kéo dài dẫn đến táo bón. Vì vậy nên bổ sung những loại thực phẩm dễ tiêu hóa vào thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa cho mẹ bầu có thể kể đến như:
- Các loại rau củ & trái cây giàu chất xơ.
- Các loại ngũ cốc
- Các loại thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, thức uống lên men, súp miso,…
2.3. Nhóm thực phẩm cần tránh
Để đảm bảo cho sự phát triển của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng như đảm bảo sức khỏe của thai phụ, giai đoạn này mẹ bầu cần tránh một số loại thực phẩm sau:
- Món ăn chứa nhiều gia vị, hương liệu, đặc biệt là các món cay vì có thể gây kích ứng dạ dày, gia tăng tình trạng ợ chua đầy hơi.
- Thức ăn, đồ uống chứa caffeine (như cà phê) vì có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật thậm chí là khiến sảy thai.
- Các loại thức uống có chứa cồn vì chúng gây hại hệ tiêu hóa, có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, con sinh ra suy dinh dưỡng.
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, vì các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa không tốt cho động của hệ tiêu hóa, đáng lưu ý là có thể gây ung thư đại tràng.
3. Lưu ý về thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Bên cạnh việc biết chế độ dinh dưỡng đúng đủ cho bà bầu 3 tháng bầu, các mẹ còn cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành 6 bữa ăn nhỏ
- Lựa chọn các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hóa, sử dụng tinh bột kết hợp protein từ thịt, kết hợp uống sữa tách chất béo, ít đường vào các buổi sáng và buổi tối, hoặc các chế phẩm từ sữa
- Bổ sung nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, tránh uống nước trong bữa ăn
- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, giàu chất béo để hạn chế tình trạng ốm nghén
- Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên như trứng, rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…
- Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín (thịt tái, trứng sống…)
- Dùng các bữa ăn nhẹ giàu cacbonhydrat khoảng 15-20 phút trước khi rời giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây sấy khô ít đường…
- Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít chất dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói.
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ nước canh trong bữa ăn, trái cây tươi, nước hoa quả…
>>>>>Xem thêm: Mẹo cực đơn giản giúp dạy bé học số cực nhanh
Đảm bảo dinh dưỡng trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Nếu bạn chưa rõ cơ thể mình cần bổ sung những thực phẩm gì, khẩu phần ăn ra sao thì có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ & các chuyên gia dinh dưỡng.