Trong lễ cưới hỏi, bàn thờ gia tiên là nơi cần được bày trí trang trọng nhất. Tại mỗi vùng miền có những cách sắp xếp và trưng bày bàn thờ trong ngày cưới hỏi khác nhau. Nhưng nhìn chung, bàn thờ gia tiên cần được dọn dẹp sạch sẽ và bày biện hợp lý.
Bạn đang đọc: Gợi ý trang trí bàn gia tiên đám hỏi đúng lễ nghi
Trong bài viết dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn những cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi theo đúng lễ nghi truyền thống.
Trang trí bàn gia tiên đám hỏi là cách thể hiện sự thành kính của con cháu với những người đi trước
Contents
1. Tại sao cần trang trí bàn gia tiên đám hỏi
Nghi thức dâng hương trước bàn thờ gia tiên là nghi thức không thể thiếu trong mỗi đám cưới dù ở bất cứ vùng miền nào. Bởi bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, cầu mong sự chứng giám của ông bà tổ tiên trong ngày lễ trọng đại.
Trang trí bàn gia tiên đám hỏi là cách thể hiện sự thành kính của con cháu với những người đi trước, cũng là sự tôn trọng dành cho nhà trai và các quan khách trong đám hỏi. Chính vì thế, việc trang trí bàn thờ gia tiên cần được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, đúng lễ nghi truyền thống.
2. Vật dụng cần có khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi
Trong ngày ăn hỏi, ngoài các lễ vật nhà trai mang đến thì bàn thờ nhà gái cũng cần trang trí đẹp đẽ. Danh sách những vật dụng bắt buộc bạn cần chuẩn bị như sau:
- Bát hương: Bát hương là thứ quan trọng nhất mà bàn thờ gia tiên của gia đình nào cũng có. Gia đình cần quét dọn phần tro rơi xung quanh bát hương, tỉa bớt chân nhang thừa và lau bát hương sạch sẽ. Một số ban thờ có thêm lư đồng, bạn cần rửa và đánh lư đồng sao cho sáng bóng.
- Đèn, nến: Đèn hoặc nến trên bàn thờ gia tiên phụ thuộc phần nhiều vào phong tục của mỗi vùng miền. Khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi, ở miền Nam sẽ dùng nến long phụng, ở miền Trung dùng nến tơ hồng., còn miền Bắc đa số các gia đình sẽ dùng đèn bàn (loại đèn thờ)
- Hoa tươi: Hoa tươi là thứ đầu tiên các gia đình sẽ chuẩn bị khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi. Dù ở vùng miền nào thì vào ngày cưới bàn thờ gia tiên cũng được trang trí bằng những lọ hoa tươi rực rỡ. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi chọn hoa dâng trên bàn thờ gia tiên. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần dưới.
- Hoa quả, bánh kẹo: Ngoài những lễ vật ăn hỏi nhà trai mang tới, nhà gái cần bày sẵn một số lễ vật như mâm ngũ quả, bánh kẹo trên bàn thờ gia tiên để bàn thờ được trang trọng, ấm cúng
- Chữ hỷ, đôi câu đối: Những vật dụng này được dùng để trang trí bàn gia tiên đám hỏi và ngày cưới. Chữ hỷ câu đối có bán sẵn rất nhiều, nếu muốn bạn có thể mua và tự mình trang trí thêm.
3 Trang trí bàn gia tiên đám hỏi theo từng vùng miền
3.1 Cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi trong ngày cưới ở Miền Bắc
Người miền Bắc có tín ngưỡng tâm linh rất lớn, do đó họ rất coi trọng cách sắp xếp và bày trí bàn thờ để tránh những điều tối kỵ. Bàn thờ gia tiên của người miền Bắc thường được đặt ở giữa gian nhà và hướng mặt ra cửa chính.
Vào ngày cưới, người miền Bắc thường trang trí bàn gia tiên đám hỏi bằng một mâm ngũ quả. Mâm quả đủ đầy tượng trưng cho cuộc sống sung túc, các sắc màu trên mâm ngũ quả cũng tô điểm cho bàn thờ thêm trang trọng. Mâm ngũ quả thường được đặt chính giữa bàn thờ, hai bên bàn thờ sẽ cắm hai lọ hoa tươi.
Một bàn thờ gia tiên trong lễ ăn hỏi của người miền Bắc
Trong lễ ăn hỏi, một phần sính lễ của nhà trai sẽ được nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên. Vậy nên nhà gái không cần trang trí bàn gia tiên đám hỏi quá cầu kỳ, nên để trống không gian trưng bày chờ sính lễ của nhà trai dâng lên.
Với những gia đình ở miền Bắc có gian thờ chính là nhà thờ tổ, đám cưới con cháu trưởng họ thì cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi cũng phức tạp và hoành tráng hơn. Họ có thể treo thêm bộ hoành phi câu đối, bàn gia tiên có thêm các lễ mặn như rượu, thịt…
3.2 Cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi trong ngày cưới ở Miền Trung
Mảnh đất miền Trung với những con người chất phác là nơi chứng kiến nhiều nhất tội ác của chiến tranh. Chính bởi vậy, kể cả ngày trọng đại hay trong cuộc sống bình thường, người miền Trung vẫn chu đáo chăm chút cho bàn thờ gia tiên với tấm lòng tôn kính nhất.
Họ thường trang trí bàn gia tiên đám hỏi với mâm lễ cúng đầy đủ các lễ vật truyền thống: trầu cau, chè thơm, rượu, bánh phu thê và đôi nến tơ hồng đặc trưng. Khác với miền Bắc hay miền Nam, người miền Trung không dùng heo quay để dâng lên bàn gia tiên trong ngày cưới.
Tìm hiểu thêm: 12 cách bói tình bạn theo tên, tuổi, cung để biết ai là “tri kỷ”
Trang trí bàn gia tiên đám hỏi trong ngày cưới ở Miền Trung
3.3 Cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi trong ngày cưới ở Miền Nam
Với người miền Nam, một dịp trọng đại như lễ cưới cần được đảm bảo đầy đủ từ lễ nghi truyền thống cho đến yếu tố thẩm mỹ. Bàn thờ gia tiên được đặt trong căn phòng rộng rãi nhất – thường là phòng khách – để đảm bảo được sự trang trọng nhất cho ngôi nhà trong ngày cưới. Bên dưới ban thờ chính họ sẽ trang trí thêm một dãy bàn để trưng bày lễ vật của nhà trai.
Người miền Nam thường trang trí bàn gia tiên đám hỏi với rất nhiều thứ cầu kỳ: Mâm ngũ quả, hoa tươi, lư đồng, đèn thờ, chữ hỷ, câu đối … Tất cả đều được bày trí hài hòa đẹp mắt.
Nếu người miền Trung dùng đôi nến tơ hồng đặc trưng trong ngày cưới thì ở miền Nam người ta dùng đôi nến long phụng trong ngày này. Cặp nến này được nhà trai mang tới, được cắm vào chân nến mà nhà gái chuẩn bị.
Sự tinh tế của người miền Nam cũng được thể hiện qua loại nến này: Nến long phụng của người theo đạo Phật hoặc đạo thờ cúng tổ tiên sẽ là màu đỏ, nến của người theo đạo thiên chúa sẽ có màu hồng.
Có thể thấy rằng, tuy mỗi vùng miền có sự khác nhau trong cách trang trí bàn gia tiên đám hỏi nhưng nhìn chung mỗi gia đinh đều thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của dân tộc.
Bàn gia tiên đám hỏi của người miền Nam sẽ có cặp nến long phụng
4. Các loại hoa nên dùng khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi
Cắm hoa tươi trên bàn thờ là truyền thống chung của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên cũng giống như bao lễ nghi khác, lựa chọn hoa để trang trí bàn gia tiên đám hỏi cũng cần một số lưu ý đúng chuẩn phong tục. Trong đó bạn nên tham khảo những loại hoa được cắm và kiêng cắm trên bàn thờ.
4.1 Những loại hoa nên chọn khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi
Bàn thờ gia tiên trong ngày lễ cưới hỏi của người Việt thường được cắm những loại hoa mang màu sắc: vàng, đỏ, tím, hồng … để mang lại không gian với màu sắc rực rỡ. Một số loại hoa bạn có thể dùng để dâng lên bàn thờ có thể kể đến:
- Hoa lay ơn (hay còn gọi là dơn): Hoa lay ơn là một loại hoa thân dài, bông nở dọc theo thân cây vô cùng đẹp mắt. Hoa lay ơn có rất nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với việc trang trí bàn gia tiên đám hỏi. Theo quan niệm trong phong thủy thì hoa lay ơn với hình dáng dài như thân kiếm có tác dụng tiêu trừ những điều xui xẻo nên người ta thường dùng để dâng lên bàn thờ.
- Hoa lan: Hoa lan là loại hoa có giá thành khá cao, phù hợp để trang trí trong dịp trọng đại như cưới hỏi. Hoa lan tượng trưng cho trí tuệ, sự thanh cao nên không khó hiểu khi người ta thường dùng loại hoa này dâng lên bàn thờ để tỏ lòng tôn kính.
- Hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa vô cùng quen thuộc. Hoa hồng có nhiều màu sắc, chủ yếu là các màu nóng như đỏ, cam, hồng, vàng và trắng. Hoa hồng cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong thờ cúng người ta hay sử dụng hoa hồng màu hồng đậm – màu hoa hồng này được hiểu như một lời cảm ơn chân thành. Vì vậy, trang trí bàn gia tiên đám hỏi với hoa hồng chính là bày tỏ sự biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.
- Hoa cúc: Nếu như hoa cúc trắng tượng trưng cho lòng cao thượng thì hoa cúc vàng thể hiện sự kính mến. Vì vậy đây cũng là loài hoa thường được người ta sử dụng để dâng lên bàn thờ.
>>>>>Xem thêm: 11+ dấu hiệu để nhận biết đang quen đúng người
Cắm hoa tươi trên bàn thờ là truyền thống chung của mỗi gia đình Việt Nam.
Trong đám cưới hỏi bạn nhất định phải chọn hoa tươi để giữ hoa được lâu. Tùy từng vùng miền có thể chọn loại hoa phù hợp với phong tục và khí hậu của vùng miền đó.
4.2 Những loại hoa không nên chọn khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi
- Hoa dâm bụt: Hoa dâm bụt là loại hoa mọc phổ biến, có sắc hồng rực rỡ. Những dân gian quan niệm loại hoa này thiếu sự trang nghiêm nên không được dùng để trang trí bàn thờ.
- Hoa lily trắng: Với người miền Nam, tên của loại hoa hay quả đều được phân tích theo ‘’nghĩa đen’’. Chữ ly của tên hoa mang ý nghĩa ly biệt nên người ta thường kỵ chọn loại hoa này khi trang trí bàn gia tiên đám hỏi.
- Cúc vạn thọ: Trái ngược với cái tên của mình, cúc vạn thọ lại mang ý nghĩa là loại hoa dành cho người đã mất. Cúc vạn thọ chỉ được sử dụng trong đám ma. Bạn nên nhớ tránh tuyệt đối loại hoa này trong lễ cưới nhé.
- Hoa phù dung: Hoa phù dung gắn liền với câu chuyện chia ly buồn bã. Trong hỷ sự người ta tuyệt đối tránh loại hoa này
- Hoa lài: Hoa lài cũng là loài hoa mang ý nghĩa tiêu cực trong ngày lễ cưới hỏi. Do đó bạn không nên sử dụng hoa lài để trang trí bàn gia tiên đám hỏi.
Về tổng quan, việc trang trí bàn gia tiên đám hỏi phụ thuộc vào phong tục tập quán cũng như điều kiện của mỗi gia đình. Nhưng dù là vùng miền nào, bàn thờ gia tiên cũng đều được lau dọn sạch sẽ, bày biện lễ vật và thắp hương trầm thơm. Trang trí bàn gia tiên đám hỏi đẹp với tấm lòng thành kính sẽ giúp bạn có một đám cưới trọn vẹn hơn bao giờ hết.