Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ gì với khái niệm đồng hồ sinh học trong cơ thể con người. Đồng hồ sinh học hình thành từ thói quen sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt.
Bạn đang đọc: Tác hại khôn lường từ thói quen đêm thức khuya ngày ngủ nướng
Tuy nhiên ngày nay, lối sống hiện đại kéo theo sự hấp dẫn từ những hình dịch vụ giải trí online khiến nhiều người có thói quen ngủ muộn hơn và thức dậy cũng muộn hơn.
Không chỉ ở những người trẻ mà còn rất nhiều người khác thức khuya rồi lại tự thưởng cho mình bằng cách ngủ nướng vào buổi sáng hôm sau, đặc biệt là vào dịp cuối tuần để bù lại một tuần dài làm việc mệt mỏi. Nhưng thực tế, thói quen đi ngủ như vậy mang lại tác hại không hề tốt cho sức khỏe.
Contents
1. Thức khuya tác hại tới cơ thể như thế nào?
Như đã nói, cơ thể con người có những quy luật riêng của nó. Nghiên cứu cho thấy, sức khỏe con người sẽ được phục hồi tốt nhất khi được ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm.
Trong khoảng thời gian từ 23h trở đi, cơ thể bắt đầu các hoạt động đào thải độc tố cho gan, thận cũng như sự tái tạo của các tế bào. Hoạt động này diễn ra rất mạnh, đòi hỏi cơ thể phải ở trong trạng thái ngủ sâu.
Nếu như bạn thức khuya, hoạt động này sẽ không được diễn ra tốt nhất. Đến sáng hôm sau, dù bạn có ngủ nướng đi chăng nữa cũng không thể bù đắp được những hoạt động đào thải nội tiết của tối hôm trước.
Tác hại của thức khuya là việc ai cũng nên biết, đặc biệt đối với những người trẻ có xu hướng thích cuộc sống về đêm, họ thường xuyên thức đến 1-2h sáng để chơi game, lướt web,… sau đó ngủ nướng đến sáng hôm sau.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, giấc ngủ nên bắt đầu khoảng 11 giờ đêm để giúp cơ thể hồi phục. Dưới đây là những tác động xấu của việc thức khuya với sức khỏe của bạn:
- Tăng cân không kiểm soát: Theo thời báo Boldsky, cân nặng tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian mà bạn ngủ. Nếu cơ thể không ngủ đủ ít nhất 6 tiếng vào ban đêm thì quá trình chuyển hóa chất béo sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, thức khuya làm bạn cảm thấy đói, thèm ăn và ăn nhiều hơn vào ban đêm.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Thức khuya triền miên sẽ phá hủy các tế bào cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, bạn sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Hội chứng ngủ trì hoãn: Nếu bạn thường xuyên thức đêm qua nhiều ngày thì đến một thời điểm nào đó, cơ thể bạn sẽ quen với việc thức khuya hơn và không thể đi ngủ sớm. Đây gọi là hội chứng ngủ trì hoãn khi chu kỳ giấc ngủ bị xáo trộn.
- Da bị xấu đi: Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Da mặt trở nên nhợt nhạt, thiếu sinh khí, da thường bị nổi mụn, mắt có quầng thâm. Thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến việc da bị khô, kém đàn hồi, đen sạm.
- Bệnh tim: Thức quá khuya tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một lý do rất đơn giản là thức khuya gây nên chứng mất ngủ – một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim.
Tìm hiểu thêm: Bạn đã bao giờ nghe đến hiện tượng cười khi ngủ?
- Bệnh tiểu đường: Thức khuya có thể khiến quá trình sản xuất insulin trong cơ thể giảm xuống, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
- Đột quỵ: Thức khuya đồng thời vẫn phải dậy sớm khiến bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi. Hậu quả là nó gây áp lực lên tim,có thể dẫn đến ngừng tim, khả năng gây đột quỵ cao.
- Nhức đầu: Ngủ muộn làm bạn có cảm giác chuếnh choáng khi thức dậy. Lâu dần, nó sẽ dẫn đến tổn thương não bộ, gây nhức đầu, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống phản xạ tự nhiên của cơ thể cũng bị suy yếu
- Suy giảm tuổi thọ: Đây là hệ quả tích lũy tất cả những tác hại do thức khuya triền miên trên. Bạn cần có lối sống lành mạnh để có được tuổi thọ lâu dài.
2. Tác hại của việc ngủ nướng, thức dậy muộn với cơ thể
Ngủ dậy muộn là điều tất yếu sau một đêm thức khuya. Theo nghiên cứu, nếu ngủ nướng trong một khoảng thời gian dài, đồng hồ sinh học của cơ thể sẽ bị rối loạn.
- Chán ăn: Ngủ nướng đến 9-10 giờ sáng tất nhiên là bạn sẽ bị bỏ qua bữa ăn sáng quan trọng nhất trong ngày – một thói quen vô cùng tai hại. Quá giờ ăn kéo theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, gây ra thiếu hụt năng lượng cho cơ thể.
- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Cũng giống như thức khuya, ngủ muộn cũng gây ra khả năng mắc bệnh tiểu đường, nếu thời gian ngủ của bạn quá 8 tiếng một ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ cao gấp 3 lần so với người bình thường.
- Gây lười vận động: Ngủ nướng khiến các cơ bắp không được lưu thông máu, cơ thể sau khi nằm quá lâu sẽ ê ẩm, mỏi và mệt hơn, khiến bạn lười vận động – điều không hề tốt cho cơ thể của bạn.
- Trí nhớ giảm sút: Ngủ nướng quá lâu thường có cảm giác nặng đầu, tinh thần không tập trung… Nguyên nhân là do não phải tiêu thụ nhiều ôxy, gây nên triệu chứng mất cân bằng hormone, có thể gây tổn thương não bộ, giảm sút trí nhớ.
- Trầm cảm: Mặc dù chứng mất ngủ liên quan tới bệnh trầm cảm nhiều hơn là ngủ quá giấc, nhưng khoảng 15% trong số người bị trầm cảm lại ngủ quá nhiều, dẫn tới tình trạng trầm cảm ngày càng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng, một số trường hợp nhất định thì việc ngủ ít lại có tác dụng chống trầm cảm tạm thời.
>>>>>Xem thêm: Những thói quen khiến lưng nhức mỏi mà bạn không hề hay biết
3. Kết luận
Những tác hại của việc thức khuya và ngủ nướng trên phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về hậu quả của chúng đối với sức khỏe. Vậy nên, để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân, ngay từ bây giờ các bạn hãy tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
Đặc biệt, các bạn cần lưu ý ngủ đủ giấc để cơ thể luôn luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Và hãy bắt đầu giấc ngủ từ khoảng 11 giờ đêm theo như lời khuyên để giúp cơ thể hồi phục hiệu quả sau một ngày dài học tập và làm việc mệt nhọc nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/what-happens-to-your-body-when-you-lose-sleep