Khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam đang bước vào mùa đông lạnh lẽo. Khí hậu khắc nghiệt những ngày cuối năm rất dễ khiến cho mọi người mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp như ho, đau họng, cảm cúm…Để có được một sức khỏe thật tốt, bạn nên chủ động giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá. Dưới đây là 9 cách đơn giản bạn có thể áp dụng để có một mùa đông thật ấm áp
Bạn đang đọc: 9 cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá
Contents
1/ Mặc quần áo đủ ấm
Đây là một trong những cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thay vì mặc các loại quần áo thật dày, bạn nên mặc nhiều lớp quần áo mỏng để hiệu quả giữ ấm được tốt hơn. Mặc nhiều quần áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí giữa. Lớp không khí này giữ nhiệt rất kém nên sẽ giữ ấm cơ thể tốt hơn so với mặc một lớp quần áo dày.
Đối với trẻ em, việc mặc nhiều lớp quần áo còn giúp cho mồ hôi của trẻ khi chơi đùa hoặc nằm ngủ được thấm hút dễ dàng. Khi quần áo trẻ bị ướt, bạn nên nhanh chóng cởi lớp ấy ra, tránh để mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây bệnh
Khi mặc quần áo, bạn nên chú ý làm ấm cơ thể các khu vực mũi – cổ – ngực để không mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại áo cao cổ hoặc choàng khăn để không bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, khi ra đường, bạn nên mang thêm khẩu trang để tránh hít phải không khí lạnh gây ảnh hưởng đến tai, mũi, họng và đường hô hấp.
Đặc biệt, bạn không được ăn mặc phong phanh khi trời lạnh vì điều này có thể khiến cho bạn bị viêm phổi hoặc đột quỵ
2/ Đắp các loại chăn thoáng khí
Để giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhiều người thường tìm các loại chăn thật dày để đắp cho cơ thể. Song, việc đắp các loại chăn quá dày có thể gây nên hiện tượng hầm bí, khó chịu lúc ngủ. Do đó, cách giữ ấm cơ thể tốt nhất là đắp các loại chăn mùa đông có độ thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi tốt.
Các loại chăn lông vũ tự nhiên, chăn cotton, chăn bông…sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những ngày giá lạnh. Các loại chăn này vừa giúp giữ ấm mùa đông, vừa tạo cảm giác thông thoáng thoải mái cho cơ thể. Giấc ngủ đêm đông của bạn sẽ thật an lành và ấm áp khi được vùi mình trong những chiếc chăn êm ái đến bất ngờ này
3/ Ăn uống đủ chất
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như đường, protein, đặc biệt là mỡ sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng để chống lại cái rét. Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn đã được nấu chín, mềm, dễ tiêu nhưng phải đầy đủ các chất dinh dưỡng như súp, cháo, các món hầm…
Bữa sáng và trưa nên ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng để có để đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Vào buổi tối tránh ăn quá no, đặc biệt là các loại thức ăn cay nóng dầu mỡ vì chúng sẽ khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng và khó ngủ
4/ Tập thể dục
Bên cạnh việc giúp cho cơ thể khỏe mạnh và làm đẹp cho vóc dáng, tập thể dục còn là một cách làm ấm cơ thể hiệu quả vào mùa đông. Khi tập thể dục, người bạn sẽ sinh ra một lượng lớn nhiệt lượng. Nhiệt lượng ấy sẽ giúp bạn chống lại cái lạnh giá rét của mùa đông.
Đi bộ là một trong những cách vận động cơ thể tự nhiên và đơn giản bạn có thể áp dụng trong mùa đông. Khi đi bộ, hãy cố gắng sải bước chân thật dài kết hợp với đánh mạnh tay. Động tác này tưởng chừng như đơn giản nhưng hiệu quả mà chúng đem lại sẽ làm cho bạn bất ngờ. Mỗi ngày chỉ cần đi bộ từ 20 – 30 phút, máu huyết của bạn sẽ được lưu thông đáng kể, cái lạnh ngày đông cũng từ đó mà được giảm bớt
Tuy nhiên, nhiệt độ ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn thường rất lạnh. Ra ngoài tập thể dục lúc này sẽ rất dễ khiến cho cơ thể bị bệnh, thậm chí gây đột quỵ nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì thế, bạn nên tập thể dục vào buổi sáng muộn hoặc chiều để ánh ảnh hưởng đến sức khỏe
5/ Không tắm quá lâu
Tắm quá lâu, tắm với nước lạnh khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông rất dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ và tử vong. Do đó, thay vì tắm nước lạnh, bạn nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió. Đồng thời, bạn cũng không nên tắm quá lâu hoặc tắm quá nhiều lần khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.
Sau khi tắm xong, bạn cần đừng quên lau người và sấy khô tóc. Ngoài ra, bạn cũng không nên bước ngay ra gió lạnh khi vừa tắm nước ấm. Sự chênh lệch nhiệt độ sẽ rất dễ khiến cơ thể bị ngã bệnh
Tìm hiểu thêm: [HỎI ĐÁP] Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị từ A- Z
6/ Nói không với rượu bia
Một số người cho rằng, uống rượu bia là một trong những cách giữ ấm cơ thể. Song, đây là quan niệm hết sức sai lầm. Uống rượu, nhất là uống rượu say trong thời tiết lạnh rất dễ gặp phải tình trạng đột quỵ. Khi uống rượu, các mạch máu sẽ giãn ra, khi gặp trời lạnh, các mạch máu co lại đột ngột, từ đó khiến cho huyết áp tăng cao và có thể gây ra tai biến. Do đó, tốt nhất bạn không nên uống rượu vào mùa đông. Nếu lỡ uống say thì không được ra ngoài trời lạnh ngay lập tức.
7/ Mang tất/bao tay
Lạnh tay chân là một trong những căn bệnh khó chịu bạn hay gặp phải trong những ngày giá rét. Mang tất/bao tay là một trong những cách giữ ấm chân tay vào mùa đông hiệu quả bạn có thể áp dụng. Tương tự như quần áo, thay vì mang một đôi tất/bao tay dày, bạn nên chồng nhiều lớp tất và bao tay để giữ ấm cơ thể tốt hơn.
8/ Ngâm chân với nước ấm
Bên cạnh việc mang tất, ngâm chân là một trong những cách làm ấm chân vào mùa đông bạn có thể áp dụng. Ngoài việc giữ ấm, ngâm chân còn rất có ích cho sức khỏe của bạn. Dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Khi ngâm chân trong nước ấm, tuần hoàn máu sẽ được kích thích, cơ thể từ đó cũng trở nên khỏe mạnh hơn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Gập bụng có giảm mỡ bụng không? Cách tập luyện chuẩn
9/ Không đốt than trong phòng kín
Bạn không nên đốt than trong phòng kín để giữ ấm cho cơ thể. Việc đốt than trong phòng kín sẽ tiêu thụ Oxy rất nhanh, đồng thời sản sinh ra khí CO2 và CO. Khí CO2 có thể gây ngạt thở, khí CO sẽ gây ngộ độc. Các khí này bị tích tụ trong phòng kín và không thoát ra được sẽ khiến cho người bên trong cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và rơi vào hôn mê. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi đốt than để giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
———-
Với các mẹo giữ ấm cơ thể đơn giản trên đây, cái lạnh tê tái mùa đông sẽ không còn là nỗi ám ảnh đáng sợ nữa. Chúc cho bạn sẽ có một mùa đông thật ấm áp và khỏe mạnh.