Khi bị dằm đâm vào tay bạn có thể áp dụng 1 trong 8 mẹo sau đây để rút dằm ra hiệu quả mà không đau. Tùy vào vị trí dằm đâm và mức độ đâm sâu của dằm gai mà bạn chọn cách phù hợp nhất để hạn chế cảm giác đau đớn.
Bạn đang đọc: 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng, hiệu quả và không đau
Contents
- 1 1. Mách bạn 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng, hiệu quả và không đau
- 1.1 1.1 Sử dụng vỏ chuối để lấy dằm ra khỏi tay
- 1.2 1.2 Cách lấy dằm khỏi tay bằng giấm
- 1.3 1.3 Lấy dằm đâm vào tay bằng dầu ăn
- 1.4 1.4 Lấy dằm khỏi tay bằng xà phòng
- 1.5 1.5 Cách lấy dằm đâm tay bằng khoai tây
- 1.6 1.6 Cách lấy dằm đâm tay bằng bình thủy tinh
- 1.7 1.7 Cách lấy dằm đâm tay bằng baking soda
- 1.8 1.8 Dùng băng dính lấy dằm đâm
- 2 2. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ lấy dằm?
1. Mách bạn 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng, hiệu quả và không đau
1.1 Sử dụng vỏ chuối để lấy dằm ra khỏi tay
Khi bị dằm đâm vào tay, bạn có thể sử dụng vỏ chuối để đẩy dằm ra ngoài. Trong vỏ chuối có chứa enzyme tự nhiên giúp nhẹ nhàng đưa dằm ra khỏi tay mà không gây cảm giác đau đớn.
Bạn sử dụng một miếng nhỏ chuối chín, sau đó nhẹ nhàng chà quanh vùng da bị dằm đâm. Quan sát thấy miếng vỏ chuối dần sẫm màu và khô lại, bạn hãy tiếp tục cắt một miếng khác và tiếp tục đặt lên trên dằm gai rồi dùng băng cá nhân dán lại, để qua đêm.
Qua hôm sau bạn sẽ thấy điều kỳ diệu là miếng dằm trồi lên hẳn khỏi da. Lúc này chỉ cần dùng nhíp là bạn có thể nhanh chóng gắp dằm ra mà không bị đau hay cảm thấy khó chịu.
1.2 Cách lấy dằm khỏi tay bằng giấm
Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy lạ khi sử dụng giấm có thể lấy miếng dằm ra khỏi tay. Trên thực tế, giấm có nồng độ axit khá cao, khi tiếp xúc với cơ thể sẽ tạo nên tương tác cùng dung môi. Từ đó hỗ trợ đẩy dằm ra một cách nhanh chóng.
Cách lấy dằm ra khỏi tay bằng giấm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn pha giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Tiếp theo, bạn hãy nhúng tay vào nước ấm trong thời gian 5 phút, đủ để phần da xung quanh dằm gai trở nên mềm hơn.
Sau đó tiếp tục nhúng tay vào hỗn hợp nước và giấm đã pha loãng thêm 10 phút nữa. Sau tổng thời gian khoảng 15 phút, dằm sẽ dần dần tự động trồi lên. Lúc này bạn chỉ việc sử dụng nhíp và nhẹ tay kéo dằm ra khỏi cơ thể đơn giản, nhanh chóng.
Lưu ý, vì giấm có nồng độ axit cao nên sẽ gây ra cảm giác xót và rát nếu như bạn nhúng vào vùng da có vết thương hở. Trong trường có vết thương hở, bạn có thể áp dụng cách lấy dằm ra khỏi tay khác để đỡ đau hơn.
1.3 Lấy dằm đâm vào tay bằng dầu ăn
Thêm một mẹo lấy dằm ra khỏi tay đơn giản và dễ dàng mà bạn có thể áp dụng, đó là sử dụng dầu ăn. Dầu ăn có độ bóng và trơn trượt nên bạn hãy thoa dầu lên vùng da có dằm đâm vào để tạo cảm giác bôi trơn và giảm tối đa độ ma sát. Sau đó, bạn hãy lấy nhíp để rút miếng dằm ra sẽ không còn đau.
1.4 Lấy dằm khỏi tay bằng xà phòng
Nếu bạn bị dằm đâm vào tay thì hãy tận dụng ngay cục xà phòng trong nhà vệ sinh. Chỉ cần lấy xà phòng rồi nhẹ nhàng tạo bọt cho lên vị trí dằm đâm trên tay trong vài giờ. Sau một lúc, vết dằm sẽ từ từ nhô ra ngoài và bạn có thể lấy nhíp kéo dằm ra khỏi ta là xong.
Lưu ý, khi sử dụng xà phòng để hỗ trợ đẩy dằm ra khỏi tay, bạn nên chọn loại xà phòng chất lượng và còn hạn sử dụng, nhằm tránh tình trạng bị nhiễm trùng ngay vị trí dằm đâm.
1.5 Cách lấy dằm đâm tay bằng khoai tây
Không chỉ có vỏ chuối mới hỗ trợ lấy dằm ra khỏi tay mà khoai tây cũng làm tốt việc này, giúp bạn đỡ đau hơn khi chẳng may bị dằm đâm. Lấy một củ khoai tây và cắt thật nhỏ, đắp chúng lên vị trí dằm gai trên tay. Sau đó bạn hãy sử dụng băng gạc để dán lại, cố định qua đêm hoặc trong 1 giờ.
Tìm hiểu thêm: Ngày Quốc tế Yoga (IDY) 2024 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa?
Sau thời gian này, miếng dằm sẽ bị độ ẩm trong khoai tây kích thích và dần bong ra khỏi da. Nếu miếng dằm đâm vào tay có kích thước lớn, bạn nên chờ lâu hơn, ít nhất là phải qua đêm.
1.6 Cách lấy dằm đâm tay bằng bình thủy tinh
Thêm một cách lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng mà ai cũng có thể áp dụng, đó là cho nước nóng đổ vào gần đầy một chiếc bình thủy tinh. Bạn hãy nhấn mạnh chỗ bị dằm đâm lên vị trí miệng bình. Nhờ vào áp suất nước nóng trong bình thủy tinh, miếng dằm sẽ bị hút ra một cách dễ dàng.
Lưu ý, mẹo lấy dằm ra khỏi tay này chỉ có thể dùng với điều kiện là bạn bị dằm đâm ở vùng da có tiết diện rộng như lòng bàn chân, lòng bàn tay,… Nếu bị dằm đâm ở vị trí khác, bạn hãy áp dụng những cách đã được gợi ý.
1.7 Cách lấy dằm đâm tay bằng baking soda
Baking soda thường được biết đến với khả năng làm sạch vết bẩn nhưng bạn cũng có thể dùng nguyên liệu này để lấy dằm đâm ra khỏi tay. Bạn cho một muỗng baking soda vào một chén nước nhỏ. Đưa vùng tay bị dằm đâm vào đây để ngâm 2 lần/ngày. Sau vài ngày áp dụng, miếng dầm sẽ mềm đi và dần dần tự “chui” ra khỏi da mà không cần phải sử dụng nhíp để gắp hay tác dụng lực quá mạnh.
1.8 Dùng băng dính lấy dằm đâm
Nếu bạn bị dằm gai đâm nhưng không thể sử dụng nhíp để gắp trực tiếp, hãy sử dụng một miếng băng dính để kéo miếng dằm ra. Chỉ cần dán băng dính quanh vùng da bị dằm đâm, lấy ngón tay miết nhẹ lên rồi kéo mạnh ra. Miếng dằm sẽ theo đó mà đi ra nhẹ nhàng, ít đau đớn cho bạn.
2. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ lấy dằm?
Nếu bạn đã áp dụng nhiều cách theo hướng dẫn trên đây mà miếng dằm gai vẫn ở lì trên da và xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ lấy dằm ra nhanh chóng.
Khi dằm đã mắc trong da vài ngày và bắt đầu sưng đỏ, viêm tấy hoặc vết xước lan rộng, bạn không nên tự lấy ra mà cần có sự can thiệp của các thủ thuật y tế. Bằng chuyên môn riêng, bác sĩ sẽ giúp bạn lấy dằm ra nhanh hơn và băng bó vết thương để không nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Có nên chọn nước giặt dưỡng vải thay vì bột giặt thông thường không?
Tóm lại, khi vị trí bị dằm đâm bị đỏ, ngứa, sưng hoặc xuất hiện mủ, máu,… bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Miếng dằm gai tuy nhỏ nhưng nếu không nhanh chóng rút ra khỏi da có thể gây ra những hệ lụy lớn với sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn.
- Mẹo trị nấc cụt ngay tại nhà dễ dàng và nhanh chóng
- 11 cách chữa hóc xương cá tại nhà mà bạn nhất định phải biết
Trên đây là 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay khá đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà khi chẳng may bị dằm gai đâm vào tay. Tùy vào vị trí dằm đâm, miếng dằm to hay nhỏ và mức độ đâm sâu hay nông mà bạn áp dụng cách phù hợp để nhanh chóng rút dằm ra khỏi tay. Chúc bạn thành công!