“Tự nhận thức bản thân” là một khái niệm đang còn khá xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Trên thực tế, nếu ai biết tự nhận thức bản thân sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người đó. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lợi ích và cách nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân.
Bạn đang đọc: 6 cách nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân
Contents
1. Tự nhận thức bản thân là gì?
“Tự nhận thức bản thân” là một khái niệm được đưa ra bởi hai nhà tâm lý học Shelley Duval và Robert Wicklund. Tự nhận thức bản thân được hiểu đơn giản là khả năng hiểu rõ chính xác về bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, điểm yếu và điểm mạnh như thế nào.
Hiện nay rất ít người có khả năng tự nhận thức được bản thân, nên thường suy nghĩ và hành động theo cảm xúc hoặc hoàn cảnh của mình. Một người có khả năng tự nhận thức bản thân cao sẽ làm chủ được suy nghĩ, hành động, quản lý cảm xúc,… để giúp cho họ phát triển tốt hơn.
Trên thực tế, nhiều người luôn cho rằng họ rất hiểu bản thân của mình, nhưng thật sự rất ít người làm được điều đó. Nếu bạn dành thời gian để nghiên cứu sâu hơn, sẽ phát hiện ra bản thân mình có rất nhiều điều mới lạ và cần khám phá.
2. Tại sao cần phải nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân?
Có rất nhiều người luôn mong muốn học những kỹ năng quan trọng như: Quản lý đội nhóm, quản lý dự án, đọc vị người khác,… nhưng lại rất ít người chú ý đến việc tìm hiểu chính bản thân mình.
Theo các chuyên gia, việc hiểu bản thân như thế nào, biết được được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước còn quan trọng hơn việc học thêm các kỹ năng khác trong cuộc sống.
Khi bạn hiểu rõ bản thân, biết được động lực, đức tin, hiểu được cảm xúc nội tâm,… từ đó sẽ kiểm soát được suy nghĩ, cảm xúc, xác lập mục tiêu phù hợp và có tỷ lệ thành công cao hơn trong công việc cũng như cuộc sống.
Trên thực tế, việc tự nhận thức được bản thân chính là nền tảng để có được sự thành công về sau. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn xác định được ước mơ, đam mê, mục đích của cuộc sống. Khi nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp bạn lựa chọn chính xác công việc phù hợp, chọn được hướng đi đúng đắn.
Bên cạnh đó, khi bạn có thể kiểm soát được cảm xúc, suy nghĩ của mình thì con người sẽ chín chắn hơn, không lo bị cuốn theo những trào lưu xấu.
Ngoài ra, một người có khả năng tự nhận thức bản thân còn dễ hoà đồng và thấu hiểu với mọi người xung quanh hơn. Họ cũng được đánh giá là có cuộc sống hạnh phúc hơn, hài lòng với công việc cũng như cuộc sống hơn so với người không có khả năng tự nhận thức.
Nhìn chung, khi một người có khả năng tự nhận thức sẽ làm chủ được tư duy, suy nghĩ, cảm xúc và có thể tự thay đổi bản thân và lựa chọn được hướng đi đúng đắn trong tương lai.
3. Cách phát triển và nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân
Để phát triển và nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân là điều không khó, quan trọng là bạn phải kiên trì. Sau đây là cách phát triển và nâng cao khả năng nhận thức của bản thân.
3.1. Viết nhật ký hàng ngày
Viết nhật ký mỗi ngày là một trong những cách đơn giản nhất để bắt đầu phát triển khả năng tự nhận thức bản thân. Viết nhật ký có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và khuyến khích bạn thường xuyên suy ngẫm.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Chuyện gì đã xảy ra hôm nay?
- Điều gì có ý nghĩa với tôi trong ngày hôm nay?
- Những khoảnh khắc tốt nhất và tồi tệ nhất trong ngày của tôi là gì?
- Cảm xúc chi phối của tôi ngày hôm nay là gì?
- Hôm nay tôi có trải qua xung đột không?
- Tôi có thể làm gì tốt hơn ngày hôm nay?
Ngoài việc viết nhật ký, bạn cũng nên thường xuyên đọc lại các mục nhật ký cũ, để có thể thấy mình đã thay đổi và phát triển như thế nào.
3.2. Tìm kiếm phản hồi đến từ bạn bè thân thiết, người bạn tin tưởng được
Tìm một người bạn đáng tin cậy hoặc thành viên gia đình và nhờ họ cho bạn một số phản hồi trung thực về chính bạn trong cuộc sống hoặc công việc hàng ngày. Đây là một cách đơn giản để hiểu rõ được bản thân và gia tăng khả năng tự nhận thức.
Bạn nên nói thẳng với họ rằng, mình đang cố gắng phát triển khả năng tự nhận bản thân và cần sự đánh giá chân thật, chính xác về điểm mạnh, điểm yếu, điểm tốt cũng như điểm chưa tốt.
Tìm hiểu thêm: 12 cách đuổi chuột ra khỏi nhà và phòng trọ hiệu quả nhất
Một số câu hỏi nên đặt ra đối với người thân hoặc bạn bè như:
- Sức mạnh lớn nhất của tôi là gì?
- Tôi cần cải thiện điều gì?
- Tôi có phải là người mà bạn thường tìm đến để xin lời khuyên hoặc sự an ủi không?
- Tôi như thế nào là ở trạng thái tốt nhất?
- Bạn nghĩ giá trị của tôi là gì? trong các mối quan hệ với bạn bè, người thân và cả trong công việc?
- Trong trường hợp nào thì thì tôi phát huy được điểm mạnh, trường hợp nào sẽ bộc lộ điểm yếu?
Lưu ý, khi nhận được các câu trả lời dù tốt hay xấu bạn cũng phải sẵn sàng chấp nhận và không được phản kháng lại. Việc của bạn là suy nghĩ xem có đúng với bản thân của mình không.
3.3. Thực hiện việc tự phê bình bản thân mỗi ngày
Bên cạnh việc tìm hiểu bản thân thông qua sự đánh giá của người khác thì các bạn cũng phải tự nhận thức những điều làm được, điều chưa làm được và tự phê bình mỗi ngày.
Tự phê bình là một trong những cách tốt nhất để hiểu rõ được bản thân hơn. Giúp bản thân biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình và cải thiện để tốt hơn mỗi ngày.
3.4. Luôn đặt câu hỏi về bản thân
Đặt câu hỏi về bản thân là cách tốt nhất để hiểu hơn về chính mình. Thực tế, việc tự nhận thức bản thân chính là tự nhìn lại chính mình và tự trả lời các câu hỏi sẽ rất hữu dụng.
Dựa vào những điều đã làm được hoặc chưa làm được trong một ngày, các bạn hãy đặt ra các câu hỏi và tự trả lời. Làm được như vậy thì bạn đã thể hiện được quyết tâm trong việc tự nâng cao khả năng nhận thức bản thân rồi.
3.5. Đọc tiểu thuyết để nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân
Đọc tiểu thuyết cho phép chúng ta đặt mình vào vị trí của người khác, điều này có thể giúp chúng ta phát triển sự đồng cảm và kỹ năng xã hội.
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, những người đọc tiểu thuyết văn học đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về sự đồng cảm và nhạy bén xã hội. Vì vậy, nếu có thời gian rảnh thì bạn hãy đọc tiểu thuyết để nâng cao khả năng tự nhận thức nhé.
3.6. Học thiền chánh niệm
Nếu bạn quan tâm đến Phật Giáo thì chắc đã quá quen với khái niệm Thiền. Thiền chánh niệm, bắt nguồn từ triết học Phật giáo, là một cách lành mạnh để hiểu về cơ thể, bản thân.
Theo một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2012 cho thấy, chánh niệm giúp chúng ta phát triển khả năng tự nhận thức, khả năng tự điều chỉnh và mối quan hệ tích cực với bản thân và những người khác. Kết nối này giúp mở rộng ra ngoài nhu cầu tập trung vào bản thân và cải thiện sự đồng cảm của chúng ta.
Ngoài ra, Thiền còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể, giúp tĩnh tâm, cải thiện tinh thần, mở ra cánh cổng để bạn hiểu rõ hơn về chính mình.
>>>>>Xem thêm: Rau bầu đất: Đặc điểm, công dụng và 6 bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời
Trên đây là khái niệm và lý do cần phải tự phát triển và nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân. Bên cạnh đó là 6 cách để nâng cao khả năng tự nhận nhận thức. Thật ra, vẫn còn rất nhiều cách khác để có thể nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân, tuy nhiên chúng không được phổ biến và khó áp dụng. Các bạn có thể áp dụng những cách này để cảm nhận xem nó hiệu quả hay không nhé.