Những năm gần đây, ngày càng có nhiều bậc phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với trẻ nhỏ. Theo đó, thành tạo tiếng Anh sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và dễ tiếp cận với nhiều nguồn tri thức tiên tiến. Sự hỗ trợ từ bố mẹ chính là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến việc học của trẻ. Vì thế, bạn hãy nắm rõ 5 bí quyết dạy con học tiếng Anh đã được nhiều người áp dụng thành công trong bài viết sau đây. Từ đó, đưa ra biện pháp giáo dục con trẻ phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang đọc: 5 bí quyết dạy con học tiếng Anh mà ba mẹ nên thuộc lòng
Contents
1. Khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh?
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ có khả năng phát triển mạnh mẽ và tiếp thu ngôn ngữ tốt trong khoảng thời gian từ 20 tháng tuổi đến 8 tuổi. Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ có thể tiếp nhận thông tin một cách nhạy bén và nhanh chóng. Do đó, bé có thể dễ dàng nghe những từ vựng mới và bắt chước cách phát âm một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trẻ em ở độ tuổi này lại chưa có khả năng tập trung tốt. Theo đó, trẻ dễ bị xao lãng khi đang tiếp thu, học tập và thường ham chơi. Việc học tại các trung tâm có bó buộc về thời gian, khuôn khổ thường sẽ không mang đến kết quả tối ưu. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên nuôi dạy con học tiếng Anh khi trẻ được 3 – 4 tuổi để đảm bảo hiệu quả giáo dục tốt nhất.
2. 5 bí quyết dạy con học tiếng Anh thành công từ chuyên gia
Không ít phụ huynh cảm thấy đau đầu khi tìm đọc những bí quyết dạy con học tiếng Anh từ nhiều nguồn như sách, báo, internet… Theo đó, bố mẹ hoàn toàn có thể dạy bé tiếng Anh tại nhà mà vẫn đạt hiệu quả tốt. Nguyên tắc quan trọng nhất để giáo dục trẻ nhỏ học ngoại ngữ thành công chính là tạo sự tương tác thực tế và thiết lập thói quen.
Dưới đây là 5 bí quyết dạy con học tiếng Anh đã được nhiều bố mẹ áp dụng thành công:
2.1 Bố mẹ tự làm gương
Với con trẻ, bố mẹ luôn là tấm gương để học hỏi về mọi thứ xung quanh, từ tính cách đến lối sống, lối tư duy. Vì thế, mỗi lời nói, hành động hay thái độ của bố mẹ đều ảnh hưởng ít nhiều đến nhận thức của trẻ. Việc học tiếng Anh cũng tương tự như vậy. Nền tảng để một đứa trẻ có thái độ học tập tích cực chính là học hỏi từ bố mẹ.
Vì vậy, với những bố mẹ có thói quen tự học, thường xuyên chủ động sử dụng tiếng Anh sẽ giúp bé dạn dĩ hơn khi dám thử nói tiếng Anh dù mắc lỗi. Bố mẹ sẽ là tấm gương để con trẻ nhận thức được việc học tập chăm chỉ với thái độ nghiêm túc thì nhất định đạt được mục đích và trở nên giỏi hơn.
Đồng thời, khi tự học tiếng Anh, bố mẹ sẽ có những đồng cảm với quá trình học tập của bé. Từ đó, họ dễ dàng thấu hiểu những khó khăn mà con gặp phải khi học ngoại ngữ để cùng nhau tìm hướng giải quyết.
Tuy nhiên, với những bố mẹ không quá giỏi về tiếng Anh, bạn nên tìm kiếm những nguồn học tập tiêu chuẩn để bé được giáo dục đúng từ căn bản. Một số bố mẹ bị lỗi phát âm hay dùng câu chưa phù hợp cũng có thể khiến trẻ dễ bị “nhiễm” những lỗi sai này hơn.
2.2 Kết hợp việc chơi và học tiếng Anh
Nhiều phụ huynh cố gắng ép buộc con mình ngồi vào bàn học hàng giờ liền chỉ để nhồi nhét những từ vựng mới. Tuy nhiên, bạn không nên biến tiếng Anh thành môn học khô khan hay nỗi ám ảnh của con trẻ. Thay vào đó, hãy đồng hành cùng con bằng cách vừa học vừa chơi. Có như vậy, bé mới cảm thấy thích thú và mong muốn được tiếp xúc nhiều hơn với ngôn ngữ mới.
Bố mẹ nên chuẩn bị một số bộ đồ chơi học tiếng Anh như flashcard, bộ xếp hình, bộ các chữ cái, sách tô màu có chữ tiếng anh… để con vừa chơi vừa có thể biết thêm nhiều từ mới. Tạo cho con trẻ sự thoải mái khi tiếp thu ngôn ngữ sẽ giúp việc ghi nhớ hiệu quả hơn.
Quá trình kết hợp việc học và chơi này nên được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Làm quen với trò chơi giáo dục từ nhỏ sẽ giúp bé có thói quen học tập tốt hơn. Bạn không nên bó buộc việc vừa chơi vừa học trong một không gian cụ thể như nhà ở. Thay vào đó, bạn có thể dẫn bé đến những nơi như sở thú, bảo tàng, khu vui chơi… và lồng ghép việc học, sử dụng tiếng Anh.
Để tạo nên những trò chơi mang tính giáo dục, bố mẹ nên thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi tiếng anh và lời khen ngợi khi bé trả lời chính xác. Đồng thời, đảm bảo trò chơi phải có sự thu hút và thú vị để bé không dễ cảm thấy chán chỉ sau vài phút. Việc lặp đi lặp lại những câu hỏi quen thuộc có thể khiến bé khó chịu và phản tác dụng. Bạn nên dành khoảng thời gian nghỉ vài phút để chia các câu hỏi. Điều này sẽ giúp bé không cảm thấy bị áp lực.
Bạn không nên ép buộc trẻ phải nói chuyện bằng tiếng Anh. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé sử dụng nhiều tiếng Anh nhất có thể khi giao tiếp với bố mẹ. Dựa theo tính cách của mỗi đứa trẻ, bạn sẽ có những cách thức dạy học tiếng Anh qua trò chơi phù hợp nếu dành đủ thời gian để quan sát và rút kinh nghiệm.
2.3 Kể chuyện tiếng Anh cho con trước giờ đi ngủ
Trẻ con thường không thắc mắc quá nhiều về ngôn ngữ mà bạn đọc cho chúng nghe mỗi khi buổi tối mà chỉ yêu cầu đó như một “nghi thức” phải có. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn giúp con có thể tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Bạn nên chọn cho con những quyển sách có nhiều ảnh minh họa, ngôn ngữ tiếng Anh sử dụng kể chuyện đơn giản, lặp đi lặp lại và có vần điệu. Vì tương tự như tiếng Việt, những câu chuyện có nội dung đơn giản sẽ thường đường trẻ nhỏ ghi nhớ dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm: TOP 13 cách dạy trẻ học chữ cái tiếng Việt hiệu quả
Bên cạnh đó, bố mẹ nên đọc truyện cho trẻ nghe với âm lượng vừa phải. Kèm theo đó là giải thích những từ vựng mới, khó hiểu để bé cảm thấy hứng thú và tập trung vào câu chuyện hơn. Đồng thời, việc bố mẹ dành thêm thời gian để phân tích điểm tốt xấu trong tích cách, hành vi của nhân vật cũng giúp bé hiểu thêm về các nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống.
2.4 Cho bé nghe tiếng Anh từ nhiều kênh
Bí quyết dạy con học tiếng Anh “nhàn” nhất chính là sử dụng các kênh hỗ trợ như internet, video, phim hoạt hình… Theo đó, bạn cần tạo cho bé một môi trường tiếp xúc với tiếng Anh từ mọi mặt càng nhiều càng tốt. Vì để học được những từ vựng mới, trẻ phải trải qua quá trình hình thành, tiếp nhận trong não bộ thông qua việc lắng nghe từ mọi thứ xung quanh.
Ví dụ, một đứa trẻ không thể nói được từ “Candy” ngay khi nghe thấy lần đầu tiên. Thay vào đó, bé sẽ phải nghe thấy từ này một vài lần ở những nơi khác nhau trước khi có thể nhận thức được và nói ra từ mới.
Nếu bạn bận rộn với việc nấu ăn, dọn dẹp và không thể dành thời gian để chơi với con, hãy chọn cho bé những kênh giải trí tiếng Anh, mở radio nói tiếng Anh… để con vừa vui chơi vừa tiếp xúc được với ngôn ngữ nước ngoài.
2.5 Dành thời gian chơi cùng con
Trẻ con thường thích chơi đùa hơn là học tập, đặc biệt là những trò như cắt dán, vẽ nguệch ngoạc, tô màu… Bạn có thể tận dụng thói quen chơi đùa này của trẻ để khuyến khích chúng sử dụng nhiều tiếng Anh hơn.
Hãy dành thời gian chơi đùa cùng con và tìm những thời điểm thích hợp để trao đổi với bé bằng tiếng anh một cách ngẫu nhiên. Chẳng hạn, bạn có thể nhờ con lấy giúp mình lọ hồ dán bằng cách chỉ vào món đồ này rồi nói “Could you pass me the glue, please?”.
Cách làm này sẽ giúp bé nhận diện được từ “glue” chính là keo dán và bắt đầu ghi nhớ. Bên cạnh đó, đừng quên nói lời cảm ơn với con bằng câu “Thank you!”. Dù chỉ là những cụm từ ngắn và đơn giản, bé vẫn học được những điều mới mẻ và tạo thành thói quen tốt khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
>>>>>Xem thêm: Bias là gì? Stan là gì? Phân biệt 2 khái niệm Stan và Bias trong Kpop
Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có khả năng nói tiếng Anh tốt. Do đó, bạn có thể học theo các file audio, tra từ điển phát âm, cấu trúc câu đúng và ghi nhớ trước khi tham gia hoạt động với con.
Tóm lại, không cần phải quá giỏi tiếng Anh, bố mẹ vẫn có thể giúp con học ngoại ngữ tốt bằng cách áp dụng bí quyết dạy con học tiếng Anh trong bài viết trên đây. Điều quan trọng nhất bố mẹ cần làm chính là dành thời gian để đồng hành và hướng dẫn con luyện tập. Chúc bạn nhanh chóng tìm được cách dạy tiếng Anh phù hợp nhất với hoàn cảnh và tính cách của con yêu.
Nguồn tham khảo: https://www.britishcouncil.my/english/courses-children/resources/help-your-child-learn-english-home