Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện nay có vai trò quan trọng và gần như không thể thiếu trong cuộc sống. Người tham gia BHYT cần nắm rõ các thông tin về thẻ BHYT của mình như số thẻ, thời hạn sử dụng hay hạn mức được hưởng để bảo vệ quyền lợi bản thân cũng như giúp cho quá trình khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế diễn ra nhanh chóng.
Bạn đang đọc: 4 cách tra cứu Bảo hiểm y tế dễ dàng và nhanh chóng
Thế nhưng không phải ai cũng biết được tất cả những thông tin liên quan đến BHYT và cách để tra cứu thông tin thẻ BHYT? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn 4 cách để tra cứu BHYT dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Contents
Nệm nâng đỡ tốt cho cơ thể
1. Thẻ BHYT là gì? Quyền lợi khi tham gia BHYT
Trước hết, bạn cần phải biết được BHYT là gì?
BHYT là một hình thức bảo hiểm bắt buộc, áp dụng cho các đối tượng nhất định được quy định trong Luật Bảo hiểm y tế (Luật BHYT số 46/2014/QH13 ban hành ngày 13/06/2014).
Đây là hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận , nhằm hỗ trợ người tham gia BHYT đối với các khoản chi phí khám, chữa bệnh.
Người dân tham gia BHYT sẽ được hưởng các quyền lợi như: được lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị, khám chữa bệnh theo hạn mức quy định,…
Theo đó, tham gia BHYT như một phương thức bảo đảm, giúp người dân giảm đi gánh nặng về kinh tế nếu chẳng may gặp phải các căn bệnh nặng, hiểm nghèo cần phải điều trị tốn kém, lâu dài.
2. Cách tra cứu BHYT nhanh chóng
Biết rõ những thông tin về BHYT là bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân người tham gia, đồng thời cũng giúp đẩy nhanh tiến độ cho quá trình khám, chữa bệnh khi có sử dụng BHYT tại các cơ sở y tế.
Vậy làm thế nào để tra cứu BHYT một cách nhanh chóng? Dưới đây là 4 cách tra cứu BHYT để bạn có thể nắm rõ tất cả thông tin liên quan đến thẻ BHYT của mình.
2.1. Tra cứu BHYT trực tiếp thông qua thẻ BHYT
Trên thẻ BHYT đều có ghi đầy đủ các thông tin, ký hiệu biểu thị cho quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT, thế nhưng bạn đã biết chính xác ý nghĩa của các ký hiệu đó hay chưa? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến các ký hiệu trên thẻ BHYT.
2.1.1. Tra cứu mã số thẻ BHYT
Mã số thẻ BHYT sẽ được in ngay trên mặt trước của thẻ. Hiện nay đang có 2 loại BHYT được sử dụng song song là loại thẻ BHYT cũ từ trước đó và loại thẻ mới được ban hành vào 1/4/2021.
- Thẻ BHYT mới: mã số thẻ BHYT là 10 ký tự ở dãy mã số được in ở mặt trước thẻ, đây cũng chính là mã số BHXH của người tham gia.
- Thẻ BHYT cũ: dãy mã số được in ở mặt trước thẻ BHYT bao gồm 15 ký tự, trong đó:
Ô đầu tiên: gồm 2 ký tự bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYT.
Ô thứ 2: gồm 1 ký tự là số từ 1 – 5, biểu thị mức hưởng BHYT.
Ô thứ 3: gồm 2 ký tự là số từ 01 – 99, là mã của tỉnh, thành phố nơi phát hành thẻ BHYT.
Ô thứ 4: gồm 10 ký tự số, đây chính là mã thẻ BHYT (cũng là mã số BHXH), dãy số này sẽ khác nhau đối với từng cá nhân để giúp định danh người tham gia BHYT, BHXH.
2.1.2. Tra cứu mức hưởng BHYT
Mức hưởng BHYT sẽ khác nhau theo đối với từng đối tượng theo quy định, để tra cứu mức hưởng BHYT, bạn có thể xem ở dãy mã số được in trên mặt trước của thẻ, cụ thể như sau:
- Đối với thẻ BHYT mới: biểu thị bằng 1 ký tự số từ 1 – 5 ngay cạnh phần giới tính.
- Đối với thẻ BHYT cũ: mã mức hưởng BHYT là 1 ký tự số từ 1 – 5, nằm ở ô thứ 2 trong dãy mã số.
Trong đó, mức hưởng BHYT được biểu thị là số từ 1 – 5 tương ứng với các mức thanh toán được quy định như sau:
- Số 1: người tham gia được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi BHYT chi trả , không giới hạn thanh toán một số loại thuốc, hoá chất hay vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
- Số 2: người tham gia được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi BHYT chi trả , có giới hạn thanh toán một số loại thuốc, hoá chất hay vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
- Số 3: người tham gia được BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi BHYT chi trả , có giới hạn thanh toán một số loại thuốc, hoá chất hay vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
- Số 4: người tham gia được BHYT thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh thuộc phạm vi BHYT chi trả , có giới hạn thanh toán một số loại thuốc, hoá chất hay vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật.
- Số 5: người tham gia được BHYT thanh toán 100% chi phí, kể cả chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT.
Ngoài ra, trên thẻ BHYT nếu có ký hiệu K1, K2, K3, đây chính là ký hiệu biểu thị khu vực nơi người tham gia BHYT sinh sống. Trong trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến, đối tượng này sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh ở tuyến huyện, phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy xác nhận chuyển viện.
- K1: khu vực người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
- K2: khu vực người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- K3: nơi người tham gia BHYT sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo.
2.1.3. Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT như thế nào?
Trên mặt trước của mỗi thẻ BHYT đều sẽ ghi rõ thông tin về thời hạn sử dụng, thời điểm đủ 5 năm liên tục của thẻ.
2.2. Tra cứu trực tuyến
Trường hợp thất lạc hay đang không có thẻ BHYT bên cạnh, người dân có thể tra cứu BHYT trực tuyến một cách dễ dàng thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tìm hiểu thêm: So sánh gỗ tràm và gỗ thông – Ưu-nhược điểm của hai loại gỗ này
Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, tại trang chủ nhấn chọn “Tra cứu trực tuyến”.
Bước 2: Tại giao diện “Tra cứu trực tuyến”, bạn có thể lựa chọn mục tra cứu theo nhu cầu, cụ thể:
- Tra cứu mã số BHYT: chọn “Tra cứu mã số BHXH”. Điền đầy đủ thông tin vào các ô, lưu ý mục chứa dấu (*) là các mục bắt buộc phải nhập (có thể nhập thông tin ngày sinh hoặc CMND để cho kết quả tìm kiếm nhanh chóng hơn). Sau đó chọn ô “Tôi không phải người máy”, nhấn chọn “Tra cứu” và bạn sẽ nhận được kết quả thông tin về mã số BHXH (cũng chính là mã số BHYT) của mình.
- Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT: chọn “Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT”. Điền đầy đủ thông tin mã số BHXH/BHYT, Họ tên, Ngày/năm ở các ô tương ứng. Chọn ô “Tôi không phải người máy”, nhấn chọn “Tra cứu” và đợi hệ thống trả về kết quả tra cứu.
- Ngoài ra bạn còn có thể tra cứu một số thông tin khác như cơ quan bảo hiểm, quá trình tham gia BHXH, tra cứu điểm thu, đại lý thu,…
2.3. Tra cứu bằng ứng dụng VssID
Ứng dụng VssID là ứng dụng BHXH số trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam, ứng dụng được đưa vào hoạt động từ ngày 16/11/2020.
Ứng dụng cung cấp các tính năng trong việc tra cứu BHYT, theo dõi, cập nhật các thông tin liện quan đến BHXH, BHYT,…
Tại đây người dùng có thể tra cứu thông tin về mã số thẻ BHYT/BHXH, cơ quan BHXH, đơn vị tham gia,…Ngoài ra ứng dụng còn cung cấp những tin tức mới nhất về hoạt động trong ngành BHXH để người dân hiểu rõ về các chính sách cũng như quyền lợi của mình trong quá trình tham gia BHXH, BHYT.
Để tra cứu BHYT trên ứng dụng VssID, bạn hãy thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng
Mở ứng dụng trên điện thoại và tiến hành đăng nhập. Nếu chưa tải ứng dụng VssID, bạn có thể tìm kiếm và tải về dễ dàng trên CH Play hoặc App Store.
Bước 2: Thực hiện tra cứu
Sau khi đăng nhập ứng dụng, chọn chức năng “Quản lý cá nhân”. Tại giao diện này, thông tin cá nhân của bạn sẽ được hiển thị rõ ràng bao gồm Họ tên, Mã số BHXH, Ngày sinh, CMND,…
2.3.1. Tra cứu BHYT
Để thực hiện tra cứu BHYT, chọn mục “Thẻ BHYT”, tại đây các thông tin cơ bản của thẻ BHYT sẽ được hiển thị như giá trị sử dụng thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, thông tin về quyền lợi, mức hưởng BHYT của bạn.
Để xem đầy đủ hơn các thông tin của thẻ BHYT, bạn có thể nhấn chọn “Hình ảnh thẻ”, hình ảnh mặt trước của thẻ BHYT sẽ hiện ra, thông qua đó bạn có thể tra cứu BHYT một cách chi tiết.
2.3.2. Tra cứu quá trình tham gia
Chọn mục “Quá trình tham gia” tại màn hình giao diện “Quản lý cá nhân”.
Tại đây, bạn có thể tra cứu quá trình tham gia BHYT, BHXH,… của mình từ trước đến nay như thời gian tham gia, đơn vị công tác rất rõ ràng và đầy đủ.
2.3.3. Tra cứu sổ khám chữa bệnh
Chọn mục “Sổ khám chữa bệnh” tại màn hình giao diện “Quản lý cá nhân”.
Tất cả những thông tin về quá trình khám chữa bệnh của bạn khi có sử dụng BHYT sẽ được hiển thị đầy đủ như ngày khám bệnh, tên bệnh.
Thông qua ứng dụng VssID, bạn hoàn toàn có thể tra cứu BHYT rất nhanh chóng và tiện lợi. Trong tương lai, ứng dụng VssID có thể thay thế cho thẻ BHYT giấy truyền thống, giúp cơ quan bảo hiểm có thể kiểm soát và tích hợp thông tin dễ dàng, người tham gia BHYT sẽ sử dụng, tra cứu và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng hơn.
2.4. Tra cứu qua tin nhắn điện thoại
Trong trường hợp bị thất lạc thẻ BHYT, bạn có thể thực hiện để tra cứu BHYT thông qua hình thức gửi tin nhắn SMS theo cú pháp như sau:
BH (dấu cách) THE (dấu cách) (Mã thẻ BHYT) ? Sau đó gửi 8079.
Lưu ý: tin nhắn tra cứu BHYT thông qua tổng đài 8079 sẽ có mức phí là 1000 đồng/tin nhắn.
Sau khi gửi tin nhắn thành công, bạn sẽ nhận được kết quả từ hệ thống bao gồm các thông tin: mã thẻ, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, giá trị sử dụng thẻ, thời điểm đủ 5 năm liên tục.
>>>>>Xem thêm: 30+ mẫu bàn ăn làm bằng gỗ tự nhiên đáng mong chờ nhất 2024
Phương thức tra cứu BHYT thông qua tin nhắn điện thoại sẽ hữu ích khi bạn đang ở vùng không có internet, tuy nhiên việc mất phí khi tra cứu cũng là một nhược điểm khá lớn cho hình thức này.
Xem thêm: Cách tra cứu BHXH Online nhanh nhất 2022
3. Kết luận
Tra cứu BHYT chính xác và nhanh chóng sẽ giúp bảo đảm được các quyền lợi liên quan đến BHYT kịp thời. Mong rằng qua chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn biết thêm một số cách để tra cứu BHYT và lựa chọn được phương thức tra cứu BHYT tiện lợi nhất cho bản thân.