3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

Rate this post

Nếu bạn đang tìm một loại thuốc chống say xe hiệu quả mà an toàn với sức khỏe thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Tại đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu cho bạn top những loại thuốc chống say xe được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ nhà thuốc nào.

Bạn đang đọc: 3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

1. Vì sao bạn lại say xe?

Như chúng ta đã biết thì não chính là trung tâm chỉ huy của cả cơ thể con người. Nhiệm vụ chính của não đó là tiếp nhận và xử lý tất cả  thông tin mà các giác quan trên khắp cơ thể báo về. Tuy nhiên, khi bạn ngồi trên xe quá lâu, thì não sẽ tự động hiểu là bạn đang ngồi im một chỗ, nhưng thực chất là bạn đang di chuyển liên tục.

3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

Say xe là tình trạng vô cùng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhất là trẻ em

Trong khi đó, nhờ sự rung lắc liên tục không theo quy luật khi ngồi trên xe, mà các cơ quan khác trên cơ thể sẽ gửi tín hiệu đến não rằng, bạn đang di chuyển. Chính những tín hiệu hỗn loạn, không thống nhất này, đã khiến não tạo ra các phản ứng, làm bạn cảm thấy choáng váng, đau đầu, buồn nôn, khó chịu.

Trên thực tế, say xe là hiện tượng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Trong đó, phụ nữ, trẻ em hay những người bị đau nửa đầu… là những người dễ bị say xe nhất.

2. Những loại thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay

Sử dụng những loại thuốc chống say xe hay buồn nôn, chính là cách chống say xe hiệu quả, giúp bạn giảm nguy cơ bị khó chịu hay muốn ói trong suốt chuyến hành trình dài, vừa đơn giản, vừa thuận tiện, lại cực kỳ hiệu quả. 

Một số loại thuốc chống say xe hiệu quả, an toàn được nhiều người sử dụng nhất hiện nay như:

2.1. Thuốc kháng histamine H1

Ngoài công dụng chính là chống dị ứng, thì thuốc kháng histamine H1 còn được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng mà say xe mang đến như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…. Các loại thuốc hay được dùng để điều trị say xe bao gồm dimenhydrinate, diphenhydramine, cinnarizine hay meclizine… 

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc kể trên đều có tác dụng ngăn ngừa say xe tốt hơn là dùng để điều trị. Chính vì vậy, để có thể phát huy được hiệu quả tốt nhất, thì bạn nên sử dụng chúng trước khi xe khởi hành, ít nhất là 30 phút. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc cùng một lúc. Bởi việc làm này sẽ chỉ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của các loại thuốc trên. Từ đó, hiệu quả làm giảm say tàu xe cũng không tốt như ban đầu.

3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

Thuốc kháng histamine H1 thường được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc chống say xe

Lưu ý, những loại thuốc chống say xe trên không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đặc biệt, với cinnarizine bạn chỉ được sử dụng cho trẻ em trên 5 tuổi và meclizine là trẻ em hơn 12 tuổi. 

Mặc dù có công dụng chống say xe hiệu quả nhưng những loại thuốc thuộc nhóm này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, hay buồn ngủ,… Do đó, những người có thai và cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng những loại thuốc kể trên.

2.2. Thuốc kháng đối giao cảm Scopolamine

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Scopolamine có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn say xe, so với nhiều loại thuốc khác được bày bán trên thị trường hiện nay. Scopolamine được sản xuất dưới dạng miếng dán trên da, với kích thước tương đối nhỏ gọn và tiện lợi. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến Scopolamine ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi.

Tìm hiểu thêm: Bánh Oreo bao nhiêu calo, ăn có béo không?

3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng
Thuốc kháng đối giao cảm Scopolamine được sản xuất dưới dạng miếng dán trên da

Tuy nhiên, bạn không nên dùng Scopolamine cho phụ nữ mang thai và trẻ em, nhất là các bé dưới 10 tuổi. Bởi hiện nay, vẫn chưa có một dữ liệu nào đầy đủ có thể chứng minh sự an toàn tuyệt đối của loại thuốc này. Do đó, việc dùng với trẻ nhỏ rất dễ dẫn đến tình trạng quá liều, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nếu như hầu hết các miếng dán, cao dán chỉ có tác dụng tại vùng được dán, thì Scopolamine là dạng liệu pháp điều trị có ảnh hưởng đến toàn thân. Sau khi dán, Scopolamine sẽ từ từ ngấm vào da, đi qua các tĩnh mạch và vào máu. Nhờ đó, Scopolamine sẽ phát huy được công dụng cho toàn thân người dùng, tương tự như những loại thuốc uống.

2.3. Thuốc chống nôn có tác động trên hệ tiêu hóa

Domperidone và metoclopramide được biết đến như là 2 loại thuốc chống nôn có tác động trên hệ tiêu hóa, có thể sử dụng để ngăn chặn các cơn say xe. Trên thực tế, 2 loại thuốc kể trên sẽ được chỉ định dùng nếu muốn chống nôn, trong trường hợp bạn xảy ra các rối loạn đường tiêu hóa. Đồng thời, Domperidone và metoclopramide cũng có tác dụng giúp người bệnh chống nôn sau khi phẫu thuật, hay nôn do hóa trị ung thư. 

3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

Bạn không nên sử dụng thuốc chống nôn có tác động trên hệ tiêu hóa nếu không sự đồng ý của bác sĩ

Bạn cần biết rằng, hiệu quả chống các triệu chứng say xe của Domperidone và metoclopramide không cao như những loại thuốc khác. Chính vì vậy, không khuyến cáo bạn sử dụng 2 loại thuốc kể trên, kể cả trong trường hợp bị nôn ói trên xe.

Hơn nữa metoclopramide là loại thuốc chống nôn khá mạnh, dễ gây ra các dụng phụ như rối loạn vận động ở trẻ em. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng chúng, nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Thêm vào đó, Domperidone cũng gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng lên trên tim mạch, dễ dẫn đến hiện tượng xoắn đỉnh (nhịp tim tăng nhanh bất thường, có thể gây đột tử). Vì vậy, Domperidone bị chống chỉ định trên những người có bệnh lý về tim mạch. 

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng nữa đó là không sử dụng đồng thời 2 loại thuốc trên với các loại thuốc gây kéo dài khoảng QT (như erythromycin, clarithromycin hay ciprofloxacin…) và thuốc ức chế CYP3A4 dạng mạnh.

3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống say xe

Khi sử dụng các loại thuốc chống say xe, bạn cần chú ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Không nên uống rượu khi dùng các loại thuốc chống say xe. Bởi điều này có thể làm bạn tăng nguy mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Một số loại thuốc chống say xe có thể gặp tương tác bất lợi nếu bạn sử dụng cùng một số loại thuốc khác như thuốc hạ sốt, hay một số loại thuốc giảm đau như Tylenol (acetaminophen) và advil (Ibuprofen).
  • Tham khảo ý kiến kỹ càng của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc say xe, để tránh gặp phải những tác dụng phụ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân.

3 loại thuốc chống say xe an toàn hiệu quả mà bạn có thể sử dụng

>>>>>Xem thêm: Giấc ngủ có liên quan đến bệnh Alzheimer không? Các triệu chứng của giấc ngủ báo hiệu cho căn bệnh Alzheimer

Một số lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi dùng thuốc chống say xe mà bạn nên biết

Trên đây là những loại thuốc chống say xe an toàn, hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn cho mình. Hy vọng qua những chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn, bạn đã tìm thấy được loại thuốc phù hợp với mình. Để từ đó, có được một chuyến đi thuận lợi, mà không còn mệt mỏi hay khó chịu nữa.

Nguồn tham khảo:

  • https://suckhoedoisong.vn/cac-thuoc-chong-say-tau-xe-hieu-qua-169220429104929249.htm
  • https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/nhung-loai-thuoc-chong-say-xe-an-toan-va-hieu-qua-ma-ban-nen-biet-49640.html 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *