Bạn đang sống ở nơi luôn có nguồn nước sạch dồi dào nhưng cũng có những người phải lặn lội hàng chục ki lô mét mỗi ngày để có được lượng nước sạch ít ỏi, chỉ vừa đủ cho sinh hoạt cơ bản. Chính vì thế việc tiết kiệm nước không chỉ là bài toán tiết kiệm chi phí mà còn là sự ý thức và tinh thần vì cộng đồng.
Bạn đang đọc: 15+ cách tiết kiệm nước và chi phí hiệu quả nên làm
Nước là 1 nguồn tài nguyên quý giá nhưng có giới hạn, chính vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích là 1 điều quan trọng mà mỗi người cần chú ý. Vậy có cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất trong sinh hoạt hằng ngày? Cùng tham khảo ngay 15+ điều sau nhé!
Contents
- 1 1. Lợi ích của việc tiết kiệm nước
- 2 2. 15+ cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất
- 2.1 2.1. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống nước, không để rò rỉ
- 2.2 2.2. Không rửa đồ dưới vòi nước chảy liên tục
- 2.3 2.3. Tắt các vòi nước và van xả nước khi không sử dụng
- 2.4 2.4. Theo dõi lịch kiểm tra định kỳ
- 2.5 2.5. Lắp đặt bồn cầu có nút xả mạnh
- 2.6 2.6. Tận dụng lại nước đã sử dụng
- 2.7 2.7. Sử dụng máy giặt, máy rửa chén có công suất lớn
- 2.8 2.8. Dạy trẻ em cách tiết kiệm nước
- 2.9 2.9. Rút ngắn thời gian tắm và hạn chế ngâm bồn
- 2.10 2.10. Sử dụng vòi sen hoặc vòi tia nhỏ
- 2.11 2.11. Lắp đặt thiết bị hạn chế dòng chảy
- 2.12 2.12. Hạn chế rửa trực tiếp dưới vòi xả
- 2.13 2.13. Nên tưới cây vào buổi sáng
- 2.14 2.14. Tận dụng nước mưa
- 2.15 2.15. Tiết kiệm nước khi nấu nướng
- 2.16 2.16. Đặt phao nổi vào ngăn xả nước của bồn cầu
1. Lợi ích của việc tiết kiệm nước
- Tiết kiệm chi phí: Việc tiết kiệm nước cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể cắt giảm phần nào đó chi phí chi tiêu hàng tháng cho khoản đóng điện nước. Đây cũng được coi là lợi ích hàng đầu khi bắt đầu lối sống tiết kiệm nước hơn.
- Bảo vệ môi trường: Việc tiết kiệm nước cũng là hành động giúp bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên nước ngọt. Bên cạnh đó, điều này còn giúp ngăn ngừa ô nhiễm nước ở các khu vực sông, hồ, ao, suối quanh khu vực nhà bạn.
- Giảm hiệu ứng nhà kính: Tiết kiệm nước giúp giảm khối lượng nước thải, từ đó việc xử lý và phân phối nước của các nhà máy xử lý nước thải được giảm tải, ngăn ngừa khí thải ảnh hưởng đến môi trường, tạo hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, nếu hệ thống thoát/xử lý nước thải bị quá tải, nước thải chưa qua xử lý có thể chảy ra sông hồ, tăng mức độ ô nhiễm cho sông suối biển.
- Giảm chi phí cơ sở hạ tầng: Nếu thực hiện việc tiết kiệm nước tốt trên toàn dân, chính quyền sẽ không cần phải mở rộng thêm các hệ thống nước thải nữa.
- Giảm bệnh tật: Ngoài ra, nó cũng hạn chế được sự gây bệnh từ các loài côn trùng và loài gặm nhấm như muỗi và chuột,…
2. 15+ cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất
2.1. Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống nước, không để rò rỉ
Để tránh lãng phí nước, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra tình hệ thống nước trong gia đình bao gồm các ống nước, các bể chứa, các vòi nước trong nhà bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh. Nhìn chung là các khu vực sử dụng nước thường xuyên trong ngôi nhà của bạn.
Điều quan trọng là đảm bảo hệ thống nước luôn hoạt động tốt và khắc phục ngay lập tức khi phát hiện dấu hiệu rò rỉ chẳng hạn như đường nước bị hỏng hóc, mối nối lỏng,… Cách tiết kiệm nước này có thể giúp bạn giảm thiểu 1 khoản chi phí lớn mỗi tháng cho lượng nước gia đình không sử dụng. Bên cạnh đó, hệ thống nước rò rỉ còn kéo theo rất nhiều hệ lụy khác như làm yếu móng nhà, gây ẩm mốc tường, giảm tuổi thọ sử dụng của các thiết bị điện tử,…
1 mẹo để kiểm tra tình trạng rò rỉ nước trong ngôi nhà là bạn đóng tất cả các thiết bị xả nước và kiểm tra công tơ nước sau 2 giờ đồng hồ. Nếu số mét khối nước công tơ đo không dịch chuyển thì bạn có thể yên tâm rằng hệ thống nước trong ngôi nhà đang hoạt động tốt. Ngược lại, bạn nên nhanh chóng rà soát và khắc phục sớm nhất có thể.
Nếu bạn cần kiểm tra toilet, hãy rắc 1 ít bột màu vào thùng chứa nước xả. Nếu chưa giặt xả mà nước phía dưới bồn cầu đã xuất hiện màu bột thì chắc chắn là bị rò rỉ. Bạn cần sửa chữa ngay,
2.2. Không rửa đồ dưới vòi nước chảy liên tục
Không nên rửa đồ dưới vòi nước chảy liên tục vì điều này gây lãng phí rất lớn lượng nước sạch mỗi ngày. Thay vào đó, bạn hãy nhớ tắt vòi chảy khi đã đầy bồn hoặc sử dụng thêm thau/chậu để giữ nước rồi mới bắt đầu công việc của mình.
Cách tiết kiệm nước này không chỉ giúp bạn hạn chế lãng phí cả trăm lít nước mỗi tháng mà nó còn giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn so với việc rửa bát đĩa trực tiếp từng loại dưới vòi nước chảy.
2.3. Tắt các vòi nước và van xả nước khi không sử dụng
Nhiều người có thói quen để vòi nước chảy khi đang rửa tay hoặc đánh răng vô cùng gây lãng phí nguồn nước. Chính vì thế, cách tiết kiệm nước hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay là tắt các vòi nước và van xả nước khi không sử dụng.
2.4. Theo dõi lịch kiểm tra định kỳ
Có rất nhiều nguy cơ gây lãng phí nguồn nước chẳng hạn vòi nước khóa không kỹ, đường ống dẫn nước bị bể, van vòi nước bị lỏng,… Chính vì thế, bạn hãy theo dõi và lên lịch kiểm tra định kỳ để đảm bảo hệ thống nước của ngôi nhà luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất.
2.5. Lắp đặt bồn cầu có nút xả mạnh
Ước tính, mỗi lần xả nước bồn cầu thông thường sẽ tiêu tốn khoảng 3-6 lít nước, trong khi xài bồn cầu có nút xả mạnh sẽ chỉ tốn khoảng 1,5 – 2 lít nước, giúp bạn tiết kiệm tối ưu hơn.
2.6. Tận dụng lại nước đã sử dụng
Sau khi rửa rau, vo gạo hoặc giặt quần áo, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại các loại nước đã sử dụng này cho các mục đích khác như dội sàn nhà, tưới cây,…
2.7. Sử dụng máy giặt, máy rửa chén có công suất lớn
Các loại máy giặt, máy rửa chén là cách tiết kiệm nước và điện hiệu quả hơn so với việc giặt đồ, rửa chén quá nhiều lần trong ngày.
2.8. Dạy trẻ em cách tiết kiệm nước
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về Thủy sinh Mộc là gì trong ngũ hành tương sinh?
Trẻ con thường có thói quen nghịch nước, xả vòi nước để chơi đùa. Việc dạy con trẻ về ý thức cũng như các cách tiết kiệm nước sẽ giúp bé tránh phí phạm nguồn tài nguyên nước, đồng thời hình thành được các thói quen tốt sau này.
2.9. Rút ngắn thời gian tắm và hạn chế ngâm bồn
Mỗi lần tắm vòi hoa sen, trung bình chúng ta tiêu tốn khoảng 15 – 25 lít nước. Nếu tắm bồn thì con số có thể tăng lên. Để tiết kiệm nước, khi tắm, bạn nên khóa vòi nước khi đang kỳ cọ, gội đầu, đồng thời hạn chế tắm bồn.
2.10. Sử dụng vòi sen hoặc vòi tia nhỏ
Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng vòi sen hoặc vòi tia nước nhỏ sẽ giúp gia đình tiết kiệm đến 60% lượng nước mỗi lần sử dụng. Bên cạnh vòi tắm, bạn có thể chuyển sang sử dụng vòi nước lò xo phun khi rửa chén.
2.11. Lắp đặt thiết bị hạn chế dòng chảy
Thiết bị hạn chế dòng chảy sẽ giảm đáng kể lượng nước mỗi lần sử dụng nhưng không ảnh hưởng đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
2.12. Hạn chế rửa trực tiếp dưới vòi xả
Thay vào đó, bạn nên xả nước ra chậu trước khi rửa chén hoặc rửa đồ ăn (trái cây, rau củ, thịt,…).
2.13. Nên tưới cây vào buổi sáng
Việc tưới cây vào buổi sáng sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát nước do nhiệt độ cao ngoài trời. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tưới cây vào ngày gió mạnh vì sẽ thổi tắt các tia nước, gây lãng phí.
2.14. Tận dụng nước mưa
Với quan niệm nước mưa bẩn và chứa axit không tốt cho sức khỏe nên nhiều người thường không quan tâm tới việc lưu giữ, tận dụng nước mưa. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguồn nước này để rửa xe, tưới cây, lau nhà,…
>>>>>Xem thêm: Top 7 hostel và khách sạn Hà Giang du khách không thể bỏ qua
2.15. Tiết kiệm nước khi nấu nướng
Các chị em nội trợ thường có thói quen rửa tay nhiều lần trong quá trình chế biến thức ăn. Để tiết kiệm nước tối đa, bạn nên chuẩn bị 1 chậu nước để có thể rửa tay thay vì dùng vòi nước xả nhiều lần.
2.16. Đặt phao nổi vào ngăn xả nước của bồn cầu
Phao nổi sẽ làm giảm lượng nước trong mỗi lần nhấn xả bồn cầu. Ước tính, thói quen này có thể giúp gia đình tiết kiệm khoảnh 40 lít nước mỗi ngày.
Hy vọng những cách tiết kiệm nước trên đây sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa lượng nước sinh hoạt mỗi ngày, góp phần bảo vệ môi trường!