12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

Rate this post

Kinh doanh quán trà sữa hiện nay đang là một trong những trào lưu thịnh hành trong giới trẻ. Việc mở quán trà sữa để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng thật sự không dễ. Trước khi quyết định triển khai ý định, bạn cần phải có nhiều sự chuẩn bị từ người đồng hành, nguồn vốn, chi phí, mặt bằng, đối tác cung cấp nguyên liệu,… Để công việc kinh doanh món đồ uống này được suôn sẻ, đừng bỏ quả kinh nghiệm mở quán trà sữa đơn giản và tiết kiệm trong bài viết này.

Bạn đang đọc: 12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

1. Top 12 kinh nghiệm mở quán trà sữa

1.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Một quán trà sữa nói riêng hay bất cứ cơ sở kinh doanh nào nói chung cũng phải có khách hàng mới duy trì được. Tuy nhiên, nhiều người trẻ lại bỏ qua bước xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trước khi bắt tay vào đầu tư mở tiệm trà sữa.

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

Kinh nghiệm mở quán trà sữa

Chúng ta là những người làm trong ngành dịch vụ nên cần phải hiểu rõ khách hàng của mình hơn ai hết. Bạn phải xác định được đâu sẽ là khách hàng có tiềm năng để tập trung xây dựng mô hình quán tưng thích nhằm thu hút họ.

Hiện nay, những khách hàng ổn định cho một tiệm trà sữa thường là các bạn học sinh, sinh viên ở mọi lứa tuổi, những cặp đôi đang hẹn hò hoặc gia đình có con nhỏ, nhân viên văn phòng,… Những khách hàng này thì đi theo nhóm nên bạn rất dễ để tăng doanh thu nhờ hiệu ứng đám đông.

1.2. Chuẩn bị nguồn vốn

Đối với một công việc kinh doanh, không có gì quan trọng hơn nguồn vốn. Khi có nguồn vốn vững mạnh thì bạn mới có thể tiếp tục triển khai những dự định tiếp theo. Chính vì vậy mà chúng ta phải hạch toán thật kỹ để tránh tình trạng thâm hụt khi chỉ mới bắt đầu.

Các chi phí mà bạn cần phải thống kê khi mở quán trà sữa gồm có:

  • Chi phí thuê mặt bằng (thường sẽ trả trước 6 tháng).
  • Chi phí tu sửa và trang trí không gian quán sao cho phù hợp với phong cách đã định hướng.
  • Chi phí trang bị các vật dụng cần thiết.
  • Chi phí duy trì hoạt động gồm tiền thuế, tiền lương và điện nước.
  • Chi phí giấy tờ, hồ sơ, chạy quảng cáo, chiến lược marketing,…

Đừng quên phải có sẵn một khoảng tiền riêng để có thể bù lỗ trong giai đoạn đầu. Bởi thời gian này quán mới đi vào hoạt động và tất cả đều chỉ nằm ở con số 0. Bạn phải chờ đợi khoảng 2 – 3 tháng để lượng khách hàng dần ổn định rồi mới thu hồi lại vốn từ từ.

1.3. Tham khảo người có kinh nghiệm và lên menu

Nhiều người thất bại vì không quá coi trọng việc học tập những “tiền bối” đã có kinh nghiệm mở quán trà sữa lâu năm. Học từ thất bại của người khác luôn giúp chúng ta có được nguồn kiến thức vô cùng quý giá.

Không chỉ tìm hiểu về cách để vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn cũng nên biết nhiều hơn về các nguồn cung cấp nguyên liệu, đơn vị thi công giá tốt mà chất lượng cao, những người thiết kế có tâm và chuyên về mảng này.

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

Học hỏi kinh nghiệm mở quán trà sữa từ người khác

Về phần menu, bạn sẽ làm gì với chúng? Đây chính là điểm đặc sắc và mang tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một quán trà sữa. Để cạnh tranh với những thương hiệu khác trên thị trường, bạn đòi hỏi phải có sự đầu tư bài bản vào menu. Những món xuất hiện trong đó phải lạ nhưng bắt mắt và chuẩn vị, tránh rơi vào tình trạng sáng tạo quá đà.

1.4. Lựa chọn địa điểm

Khi bạn xác định được khách hàng tiềm năng mà mình muốn hướng đến, chắc chắn bạn sẽ rất dễ dàng biết được mình nên mở quán trà sữa ở đâu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống ở thành phố lớn, vấn đề đất chật người đông sẽ khiến cho chi phí mặt bằng trở nên ngày càng đắt đỏ. Do vậy, bạn cần phải suy xét thật kỹ trước khi đặt bút ký hợp đồng thuê.

Các địa điểm mà bạn có thể quan tâm để khai trương cửa hàng trà sữa gồm:

  • Khu vực gần trường học, trường đại học.
  • Khu vực nằm trên con đường ăn uống sầm uất.
  • Khu vực gần khu dân cư, bên dưới các tòa chung cư.
  • Khu vực gần các tòa nhà văn phòng.

1.5. Lên ý tưởng trang trí quán

1.5.1. Đặt tên thương hiệu

Để tăng độ nhận diện cho sản phẩm của bạn, hãy đặt tên thương hiệu và đăng ký bản quyền. Tên thương hiệu nên đặt theo kiểu sáng tạo và dễ nhớ, dễ đọc sẽ tạo ấn tượng tốt hơn là những cái tên viết bằng tiếng Anh nhưng rất khó phát âm. 

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

Đặt tên thương hiệu vô cùng quan trọng

Có một điều bạn cần phải biết là việc đăng ký sở hữu thương hiệu có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên đây là điều quan trọng và nên làm để bảo vệ công sức của bạn khi quá trình kinh doanh sinh lời và thương hiệu trà sữa của bạn được nhiều người biết đến.

Bên cạnh tên gọi thì phần logo cũng chính là thứ mà chủ quán trà sữa phải cực kỳ đầu tư. Có thể người ta không thể nhớ cách đọc hay viết tên quán, nhưng khi nhìn thấy logo họ sẽ nhanh chóng nhận ra thương hiệu. Để có logo chất lượng, đừng ngại thuê một người chuyên thiết kế logo ẩm thực bạn nhé!

1.5.3. Thiết kế quán

Việc trang trí quán là công đoạn rất khó khăn và cần có thật nhiều ý tưởng cũng như trình độ chuyên môn cao. Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này, hãy thuê một đội chuyên thiết kế quán cafe, trà sữa,… để nhận được lại kết quả mang tính chuyên nghiệp nhất.

1.6. Nhập máy móc và trang thiết bị pha chế

1.6.1. Máy dập nắp

Máy dập nắp để ngăn cho chất lỏng bị trào ra khỏi ly trà sữa là một trong những trang thiết bị nên có, ngay cả khi quán của bạn dùng những chiếc lý đã thiết kế riêng phần nắp đậy.

Tìm hiểu thêm: Mệnh Thổ nên mang gì theo người để luôn may mắn, bình an

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm
Đầu tư các máy móc và thiết bị cần thiết

1.6.2. Máy ủ trà

Đã gọi là trà sữa thì chắc chắn những thiết bị liên quan đến việc pha chế trà như máy ủ trà và bình pha trà size lớn luôn được ưu tiên hơn cả. Để có được những ly trà sữa thơm ngon, hãy chuẩn bị cho quán máy móc chất lượng, thương hiệu cao cấp và xuất xứ rõ ràng bạn nhé!

1.6.3. Máy xay

Nhiều người thắc mắc không biết có cần mua máy xay sinh tố cho quán trà sữa không. Tất nhiên là rất cần thiết bởi bạn không chỉ bạn trà sữa mà còn có thể mở rộng kinh doanh những loại thức uống khác. Điều này sẽ giúp menu quán bạn thêm phần phong phú và thu hút nhiều khách hàng hơn.

1.6.4. Tủ lạnh, tủ đông

Thiết bị như tủ lạnh tủ đông thật sự cần thiết cho những cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuy vào quy mô lớn nhỏ của quán mà bạn có thể đầu tư những chiếc tủ cấp lạnh cấp đông phù hợp. Tốt nhất hãy chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín và có khả năng tiết kiệm điện để giảm chi phí hằng tháng.

1.6.5. Cân đo thực phẩm

Khi lên menu cho quán, bạn luôn phải có một công thức cụ thể cho từng món. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải có những chiếc cân thực phẩm để giúp nhân viên dễ dàng hơn trong quá trình pha chế. 

1.7. Giải quyết các vấn đề pháp lý

Dù cho bạn có kinh doanh bất cứ mặt hàng nào và ở đâu thì luôn nằm dưới sự kiểm soát và bảo vệ của pháp luật. Do đó, đừng bao giờ xem nhẹ việc giải quyết ổn thỏa các vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động kinh doanh của mình. Để chắc chắn, bạn hãy liên hệ với các văn phòng luật sư ngay từ đầu để được tư vấn và nắm rõ luật hơn.

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

Giải quyết ổn thỏa các vấn đề pháp lý

1.8. Chuẩn bị nhân sự

Nếu quán trà sữa chỉ có quy mô nhỏ, buôn bán theo kiểu hộ gia đình thì bạn chỉ cần huy động lực lượng thành viên trong gia đình là đủ. Đôi khi trong những ngày vắng khách bạn còn có thể tự mình điều khiển mọi việc.

Tuy nhiên, khi đã quyết định mở một cơ sở lớn, hãy đầu tư vào việc tuyển nhân viên. Hiện nay, có rất nhiều bạn sinh viên hứng thú với công việc theo ca tại các quán trà sữa nên bạn không cần lo lắng về nguồn nhân lực. Vấn đề còn lại là bạn phải tính toán chi phí sao cho cân đối để không bị hao hụt mỗi tháng.

1.9. Lên kế hoạch marketing quảng bá thương hiệu

Để tồn tại trên thị trường kinh doanh thức uống ngày nay, bạn phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu thông qua hình thức marketing. Hãy thể hiện độ chuyên nghiệp bằng cách xây dựng fanpage trên Facebook, Instagram, tạo website và viết blog về thương hiệu. 

Ngoài ra, nếu bạn có thể, hãy mời những nhân vật có tầm ảnh hưởng vừa phải nhưng được các bạn trẻ yêu thích để review cho quán của mình. Nền tảng quảng bá hiệu quả nhất ngày nay chính là KOLs trên Tiktok, hãy tận dụng ngay để đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn bạn nhé!

2. Những quán trà sữa mới mở và thành công

2.1. Trà sữa Ngô Gia

Thương hiệu này được thành lập từ năm 2019 và đến nay đã có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp khu vực miền Nam. Hồng trà Ngô Gia có hương vị cuốn hút khiến cho nhiều khách hàng đặc biệt là dân văn phòng cực kỳ ái mộ.

2.2. Trà sữa Katinat

Dạo gần đây, các tòa nhà để logo và tên thương hiệu Katinat đang dần chiếm nhiều vị trí hơn. Đây là tín hiệu cho thấy cái tên này đã thật sự phát triển dù chỉ mới thành lập cách nay không lâu. Công thức nước uống độc đáo và phong cách trang trí quán vô cùng thu hút đã mang lại nhiều khách hàng cho Katinat.

12 kinh nghiệm mở quán trà sữa siêu thành công và tiết kiệm

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: cung Song Ngư và Kim Ngưu có hợp nhau không?

Quán trà sữa Katinat hoạt động thành công

2.3. Trà sữa Maycha

Cũng là một thương hiệu trà sữa trẻ tuổi nhưng Maycha đã ngay lập tức nhận được nhiều lời khen từ phía các bạn học sinh sinh viên. Giá thành phù hợp cùng với hương vị đậm đà của trà sữa Hongkong đã giúp Maycha trở nên phổ biến hơn.

  • Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cho người mới bắt đầu
  • Kinh nghiệm mở nhà sách thành công, thu hút khách hàng

Lời kết

Kinh nghiệm mở quán trà sữa bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin ở nhiều nguồn như tạp chí và những người đã thành công trong lĩnh vực này. Tất nhiên bắt đầu kinh doanh sẽ luôn là thời gian khó khăn nhất, hãy cố gắng vững tâm để bước tiếp cùng đam mê của mình bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *