Một trong những điệp khúc phổ biến nhất trong các cuộc thảo luận chung về người đang nuôi con nhỏ là những đêm mất ngủ để chăm bé.
Bạn đang đọc: 11 phát hiện bất ngờ về giấc ngủ của cha mẹ đang nuôi con nhỏ
Thực tế, giấc ngủ bị ảnh hưởng rất nhiều khi bạn có em bé, đặc biệt là giai đoạn sau sinh. Để có câu trả lời về việc chăm sóc con nhỏ ảnh hưởng như thế nào đến giấc ngủ của người trưởng thành ở Mỹ, Mattress Firm và Sleep.com đã hợp tác với SleepScore Labs để thực hiện 1 cuộc khảo sát rộng khắp nước Mỹ tìm hiểu sâu về thời lượng giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tâm thần cùng các vấn đề khác.
Dưới đây là 11 phát hiện bất ngờ về giấc ngủ của cha mẹ đang nuôi con nhỏ.
Contents
- 1 1. Người chưa có con ngủ ít hơn người đã có con
- 2 2. Cha mẹ có vệ sinh giấc ngủ kém hơn
- 3 3. Những người chưa có con có sức khỏe tinh thần tốt hơn
- 4 4. Đa số cha mẹ đều đồng ý rằng họ ngủ ngon hơn trước khi có con
- 5 5. Cha mẹ kiệt sức hơn sau khi có con
- 6 6. Giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng tới giấc ngủ của cha mẹ
- 7 7. Cha mẹ sinh con ở độ tuổi cao ngủ ít hơn nhưng ưu tiên giấc ngủ nhiều hơn
- 8 8. Cha mẹ có con từ 6 đến 12 tuổi ngủ ít hơn cha mẹ có con dưới 6 tuổi
- 9 9. Cha mẹ của trẻ từ 1 đến 2 tuổi thức dậy thường xuyên hơn nhưng cảm thấy thoải mái
- 10 10. Cha mẹ càng có nhiều con thì càng ngủ ít
- 11 11. Cha mẹ đơn thân ít cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ hơn
1. Người chưa có con ngủ ít hơn người đã có con
Trong một phát hiện, khá ngạc nhiên khi kết quả cho thấy hầu hết các bậc cha mẹ ngủ có thời lượng giấc ngủ mỗi đêm dài hơn là những người chưa có con. Mặc dù vậy, kết quả cũng cho thấy những người chưa có con sẽ có lịch trình ngủ đều đặn, nhất quán hơn.
Trong 1 đêm ngủ bình thường, các bậc cha mẹ cho biết họ ngủ trung bình 7 giờ 18 phút, trong khi những người chưa có con cho biết họ ngủ trung bình khoảng 6 giờ 49 phút.
Nhận định về tầm quan trọng của giấc ngủ, 65% những người chưa có con cho biết giấc ngủ rất quan trọng đối với họ, so với chỉ dưới 42% những người làm cha mẹ có suy nghĩ tương tự.
2. Cha mẹ có vệ sinh giấc ngủ kém hơn
Vào buổi sáng, 41% người đã làm cha mẹ cho biết họ ra thức dậy vào những thời điểm khác nhau, tức không có sự nhất quán trong thời gian đi ngủ ở nhóm này. Trong khi chỉ 23% những người chưa có con có lối sinh hoạt như vậy. Điều này cho thấy, cha mẹ có thói quen vệ sinh giấc ngủ (Sleep Hygiene) kém hơn.
3. Những người chưa có con có sức khỏe tinh thần tốt hơn
Có sự khác biệt rõ rệt giữa cha mẹ và người chưa có con về tần suất đi ngủ với cảm giác căng thẳng hoặc lo lắng. Gần 40% các bậc cha mẹ cho biết trước khi đi ngủ, họ cảm thấy căng thẳng, tức giận, khó chịu hoặc lo lắng. Tình trạng này diễn ra trong hầu hết các ngày trong tuần. Đối với những người chưa có con, con số đó là 24%.
4. Đa số cha mẹ đều đồng ý rằng họ ngủ ngon hơn trước khi có con
Nhiều nghiên cứu đã xem xét những thay đổi về giấc ngủ xảy ra trong những tháng đầu chăm trẻ sau sinh. Một nghiên cứu ở Đức cho thấy giấc ngủ của cha mẹ giảm mạnh trong những tháng đầu tiên sau sinh – và phải mất tới 6 năm mới phục hồi hoàn toàn.
Trong cuộc khảo sát của SleepScore Labs, 61% cha mẹ nhận định rằng giấc ngủ của họ tốt hơn trước khi có con. Phát hiện này rất quan trọng vì nó cho thấy ảnh hưởng kéo dài của việc nuôi dạy con cái đối với giấc ngủ.
5. Cha mẹ kiệt sức hơn sau khi có con
Trong cuộc khảo sát của SleepScore Labs, 64% người có con nhỏ cho biết họ cảm thấy kiệt sức hơn so với trước khi “lên chức” cha mẹ.
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta, đặc biệt là trong thời kỳ chăm sóc con nhỏ. Trong giấc ngủ REM, có rất nhiều sự điều chỉnh cảm xúc sẽ diễn ra. Dù giấc ngủ là khoảng thời gian chỉ vài giờ mỗi đêm nhưng nó cực quan trọng để bộ não thực hiện công việc “dọn dẹp” và hồi phục. Đó là lý do ba mẹ dễ dàng cáu gắt, kiệt sức hơn so với thời gian trước đó.
6. Giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng tới giấc ngủ của cha mẹ
Trong số các bậc cha mẹ được khảo sát, 52% cho biết con nhỏ đánh thức họ dậy từ 1 đến 3 ngày mỗi tuần. Khoảng 20% ba mẹ trả lời họ bị đánh thức hầu hết các ngày. Hơn một nửa số bậc cha mẹ đồng ý rằng họ cảm thấy kiệt sức do thói quen ngủ của con mình.
7. Cha mẹ sinh con ở độ tuổi cao ngủ ít hơn nhưng ưu tiên giấc ngủ nhiều hơn
Trong 30 năm qua, tỷ lệ sinh đã giảm dần. Mức giảm này càng tăng nhanh hơn trong đại dịch COVID-19 vào năm 2020, với 44% người trưởng thành chưa có con nói rằng họ khó có khả năng trở thành cha mẹ.
Nhưng khi chia theo độ tuổi, dữ liệu của Cục điều tra dân số lại kể một câu chuyện khác: Tỷ lệ sinh sản đã giảm 43% ở phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi kể từ năm 1990, nhưng lại tăng 67% ở phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi.
Trong cuộc khảo sát của SleepScore Labs, các bậc cha mẹ lớn tuổi có con nhỏ (được định nghĩa là cha mẹ từ 45 tuổi trở lên có con dưới 5 tuổi) cho biết họ ngủ ít hơn 37 phút mỗi đêm so với các nhóm cha mẹ khác. Khoảng 70% cho rằng giấc ngủ ngon là yếu tố rất quan trọng, trong khi chỉ 40% các nhóm cha mẹ khác có nhận định tương tự.
Tìm hiểu thêm: Cách ngủ ngon với chứng đau hông giúp bạn tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn
8. Cha mẹ có con từ 6 đến 12 tuổi ngủ ít hơn cha mẹ có con dưới 6 tuổi
Các bậc cha mẹ có con nhỏ trong độ tuổi từ 6 đến 12 cho biết họ có giấc ngủ kém hơn so với cha mẹ có con từ 1 đến 2 hoặc 3 đến 5 tuổi. Theo đó, cha mẹ có trẻ độ tuổi lớn hơn cho biết đây là nhóm trẻ ít thức giấc vào ban đêm nhất trong tất cả các nhóm tuổi trong cuộc khảo sát. So với nhóm cha mẹ có con út trong độ tuổi từ 1 đến 5, họ cũng ít cảm thấy mệt mỏi hơn do thói quen ngủ của con mình.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có con nhỏ nhất trong độ tuổi từ 6 đến 12 cho biết họ ngủ ít hơn 50 phút mỗi đêm so với nhóm cha mẹ có con nhỏ nhất trong độ tuổi từ 1 đến 5. Họ cũng cho biết họ phải mất lâu hơn 34 phút để có thể ngủ được, thời gian thức giấc vào ban đêm nhiều hơn vài phút và ngủ trưa ít thường xuyên hơn so với các bậc cha mẹ có con nhỏ.
9. Cha mẹ của trẻ từ 1 đến 2 tuổi thức dậy thường xuyên hơn nhưng cảm thấy thoải mái
Trong cuộc khảo sát của SleepScore Labs, cha mẹ có con 1 hoặc 2 tuổi cho biết họ thường xuyên bị con mình đánh thức nhất. Gần 1/3 trong số họ cho biết con họ đánh thức họ hầu hết các ngày, với nhóm cha mẹ có con từ 3 đến 5 tuổi tỷ lệ này giảm xuống còn 30% và 20% đối với cha mẹ có con từ 6 đến 12 tuổi.
Mặc dù thường xuyên bị con đánh thức, 35% cha mẹ có con 1 hoặc 2 tuổi cho biết họ cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ trong ngày. Đây cũng là nhóm ít gặp tình trạng mệt mỏi nhất trong 3 nhóm. 1/4 cho biết họ không hài lòng hoặc rất không hài lòng với giấc ngủ của mình. 35% cha mẹ có con từ 3 đến 5 tuổi và 45% cha mẹ có con nhỏ nhất trong độ tuổi từ 6 đến 12 cũng nói điều tương tự.
10. Cha mẹ càng có nhiều con thì càng ngủ ít
Trong cuộc khảo sát của SleepScore Labs, các bậc cha mẹ có nhiều con ngủ ít hơn, kiệt sức hơn và có xác xuất cao nhận định rằng giấc ngủ rất quan trọng đối với họ. Tuy nhiên, với một số thước đo bao gồm thời gian đi ngủ, thời gian thức vào ban đêm và mức độ hài lòng về giấc ngủ nói chung, các bậc cha mẹ đều lâm vào tình trạng thiếu ngủ khi chăm con nhỏ bất kể có 1, 2 hay 3 con trở lên.
>>>>>Xem thêm: 22 thực đơn healthy tốt cho sức khỏe, cải thiện vóc dáng
11. Cha mẹ đơn thân ít cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ hơn
Cuộc khảo sát của SleepScore Labs tái khẳng định những phát hiện này. Trong nghiên cứu, các bậc cha mẹ đơn thân cho biết họ ngủ ít hơn 52 phút mỗi đêm so với những cặp cha mẹ sống với nhau. Họ cũng cho biết họ phải mất 51 phút để chìm vào giấc ngủ, lâu hơn khoảng 16 phút so với những cặp vợ chồng còn lại.
Cha mẹ đơn thân ít ngủ trưa hơn và dễ cảm thấy mệt mỏi hơn. Chỉ 16% đồng ý rằng họ cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ trong ngày, so với 32% ở những cặp vợ chồng sống chung với nhau.
Từ việc phải thức dậy vào ban đêm liên tục cùng những khó khăn khi đi ngủ cho đến những căng thẳng tâm lý liên quan đến việc nuôi dạy con cái, giấc ngủ đối với cha mẹ có con nhỏ rất phức tạp. Trên đây là 11 phát hiện thú vị về giấc ngủ của cha mẹ có con nhỏ. Hy vọng bài viết đã đem nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về khoa học giấc ngủ rồi nhé!