Có rất nhiều hướng dẫn cách dạy con thông minh cho các bậc cha mẹ. Vậy bạn nên nghe ai? Và đâu là lời khuyên đáng tin cậy? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp bí quyết dạy con thông minh và các hoạt động bạn có thể làm cùng con để kích thích sự phát triển não bộ của trẻ.
Bạn đang đọc: 10 bí quyết dạy con thông minh cực hiệu quả
Contents
- 1 1. Sự phát triển của não bộ
- 2 2. Top 10 bí quyết dạy con thông minh cha mẹ cần biết
- 2.1 2.1. Cho trẻ bắt đầu sớm
- 2.2 2.2. Đọc sách cho trẻ
- 2.3 2.3. Nói chuyện thật nhiều với con
- 2.4 2.4. Khiến trẻ cảm nhận được sự yêu thương
- 2.5 2.5. Thúc đẩy sự sáng tạo của bé
- 2.6 2.6. Khuyến khích trẻ tập thể dục
- 2.7 2.7. Hạn chế cho bé xem TV, sử dụng điện thoại di động
- 2.8 2.8. Để bé đối mặt với nỗi buồn và sự thất bại
- 2.9 2.9. Khen ngợi bé chăm chỉ thay vì “thông minh”
- 2.10 2.10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
1. Sự phát triển của não bộ
Sự phát triển của bộ não rất đặc biệt, nó không tự động phát triển theo độ tuổi, có nghĩa là con bạn sẽ không trở nên thông minh hơn chỉ vì ngày một lớn. Bộ não phát triển nhờ kinh nghiệm và bài tập mà nó nhận được. Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác & vị giác kích thích các kết nối tế bào của não (là các khớp thần kinh) và sinh ra hàng nghìn tỷ tế bào khác.
Tế bào càng nhiều, những mối liên kết này càng phức tạp, con bạn càng trở nên thông minh. Để đẩy nhanh sự phát triển trí não ở trẻ, bạn có thể cung cấp cho chúng sự kích thích sớm và trải nghiệm đa dạng.
Sự phát triển của trí não không bao giờ dậm chân tại chỗ, nó luôn có sự cải thiện hay suy thoái. Khi bộ não của trẻ được vận dụng để phát huy khả năng và tài năng của trẻ thì não bộ sẽ có sự tiến triển. Ngược lại, khi não không được sử dụng, các kết nối thần kinh sẽ dẫn mất đi và não bộ suy giảm.
Những gì con bạn trải qua trong những năm đầu đời định hình nên con người mà trẻ sẽ trở thành, ảnh hưởng đến sự hòa đồng của trẻ, cách kiểm soát cảm xúc, học tốt như thế nào ở trường, loại mối quan hệ mà trẻ có được và thậm chí là kiểu cha mẹ mà trẻ sẽ trở thành.
2. Top 10 bí quyết dạy con thông minh cha mẹ cần biết
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia và nhà khoa học về trẻ em giúp cha mẹ nuôi dạy con thông minh từ khi còn nhỏ:
2.1. Cho trẻ bắt đầu sớm
Theo nghiên cứu của Ronald Ferguson (giáo sư tại Đại học Harvard), cha mẹ nên hướng dẫn con học tập từ khi “trẻ còn trong nôi”. Ông cho rằng các hoạt động sau sẽ giúp ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ: khiến trẻ cảm nhận được thật nhiều sự yêu thương và giảm tối thiểu căng thẳng bằng.
Khi tiếp xúc với trẻ, ta nên đứng ở vị trí đối diện để trẻ có thể lưu giữ hình ảnh và tình cảm mà bạn dành cho chúng, hãy nói chuyện, hát và sử dụng cử chỉ thật nhiều…
2.2. Đọc sách cho trẻ
Để dạy con thông minh từ nhỏ, cha mẹ hãy bắt đầu đọc cho trẻ nghe ngay từ khi trẻ chưa có kỹ năng nghe hiểu. Điều này giúp bé có một khởi đầu thuận lợi trong việc phát triển khả năng năng ngôn ngữ.
Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách cho nghe từ khi còn nhỏ thường rất yêu thích việc đọc sách, có kết quả học tập tốt, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống sau này. Đây được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất giúp trẻ nhỏ thông minh.
2.3. Nói chuyện thật nhiều với con
Nói chuyện với nhiều với con sẽ giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Khi nói chuyện với trẻ hãy lắng nghe con bạn nói. Điều này củng cố giao tiếp của trẻ nhỏ và khả năng phát triển ngôn ngữ.
Một nghiên cứu cho thấy những em bé được trò chuyện nhiều hơn ở nhà có hoạt động não bộ và phản xạ lại bằng lời nói tốt hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cha mẹ hãy đặt câu hỏi và chờ đợi câu trả lời từ con thay vì chỉ trao đổi một chiều.
2.4. Khiến trẻ cảm nhận được sự yêu thương
Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng những em bé không thường xuyên được ôm ấp, chơi đùa và yêu thương sẽ chậm phát triển trí não, thậm chí là bị trầm cảm.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chơi đùa với trẻ và dành cho trẻ nhiều sự yêu thương có tác dụng mạnh mẽ trong việc phát triển trí thông minh của con. Sự kết nối hình thành giữa cha mẹ và con cái thông qua sự tương tác trực tiếp, tình cảm yêu thương sẽ tạo nền tảng cho các kỹ năng tư duy ở trẻ phát triển.
2.5. Thúc đẩy sự sáng tạo của bé
Tính sáng tạo là một đặc tính tinh thần có giá trị trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học và trong cuộc sống khi giải quyết vấn đề nói chung. Trẻ em luôn tư duy sáng tạo một cách tự nhiên. Mặc dù một số đứa trẻ tài năng hơn những đứa trẻ khác nhờ gen di truyền, nhưng sự rèn giũa thời thơ ấu vẫn hết sức quan trọng.
Có nhiều cách để nuôi dưỡng sự sáng tạo cho bé, bao gồm cho trẻ tiếp xúc với văn học, âm nhạc, vẽ tranh,… Cha mẹ hãy chuẩn bị sẵn các công cụ như giấy và màu vẽ để con có thể thỏa sức sáng tạo bất cứ lúc nào.
2.6. Khuyến khích trẻ tập thể dục
Tập thể dục không chỉ làm cho con bạn khỏe mạnh về thể chất mà còn là cách dạy con thông minh! Tập thể dục giúp làm tăng lưu lượng máu lên não và phát triển các tế bào não mới.
Tìm hiểu thêm: Tên Trang đệm gì hay? 20+ gợi ý tên đệm tên Trang ý nghĩa và hay nhất
2.7. Hạn chế cho bé xem TV, sử dụng điện thoại di động
Hạn chế cho con bạn xem TV, sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Không nên cho các bé xem TV trước 2 tuổi. Cha mẹ cần theo dõi việc xem TV của con và chọn lọc các chương trình dành cho trẻ em. Xem TV quá nhiều khiến trẻ không có thời gian thực hiện các hoạt động quan trọng hơn đối với sự phát triển của não bộ như chơi, giao lưu và đọc sách.
Nếu bạn để trẻ xem TV hay sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, hãy chơi và tương tác với con bằng các chương trình & ứng dụng giáo dục.
Sử dụng quá nhiều phương tiện tương tác một chiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ về hiểu biết, sự đồng cảm, chia sẻ, cách thể hiện bản thân và gắn kết các mối quan hệ. Thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và tâm lý.
2.8. Để bé đối mặt với nỗi buồn và sự thất bại
Đây cũng là một bí quyết dạy con thông minh mà cha mẹ cần biết. Theo Julia Robinson (một chuyên gia người Mỹ), trẻ nhỏ cảm thấy buồn chán là điều hoàn toàn có thể.
Học cách buồn chán là một phần quan trọng của quá trình chuẩn bị cho tuổi trưởng thành. Bé nên học được cách chấp nhận những chuyện buồn thay vì chỉ biết học tập hay nô đùa.
Những đứa trẻ không dám mạo hiểm và trải qua thất bại hay đau đớn như ngã xe hoặc thua trong các cuộc thi có thể bị hạn chế khả năng sáng tạo và tự tìm tòi, học hỏi.
Con bạn cần phải thử thách bản thân và học cách đối diện với sự thất bại. Không trải qua thất bại nghĩa là con bạn đặt mục tiêu chưa đủ cao. Mặt khác, không nên giải cứu con bạn quá nhanh, hãy để bé tự giải quyết vấn đề và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
2.9. Khen ngợi bé chăm chỉ thay vì “thông minh”
Nghe qua thì cách này có vẻ khá kỳ lạ nhưng cha mẹ muốn dạy con thông minh phải cực kỳ lưu tâm. Khen ngợi trẻ vì sự cố gắng giúp con bạn thấy bản thân là người có khả năng kiểm soát thành công của chính mình.
Nếu thường được khen thông minh thì trẻ sẽ có xu hướng lựa chọn những công việc dễ dàng và tránh các công việc lạ, có tính thử thách để không đánh mất hình tượng bản thân. Ngoài ra, hãy khen ngợi nhưng không quá thường xuyên để con bạn có sự kiên trì theo đuổi các mục tiêu mới.
2.10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài những cách trên, cha mẹ đừng quên dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường trí thông minh cho các bé. Giai đoạn từ 2 tuổi trở lên trẻ bắt đầu học các kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, vận động & giao tiếp xã hội.
Để giúp con mau lớn và học hỏi tốt trong thời kỳ này, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho bé. Nhờ đó, bé đạt được sự phát triển toàn diện, giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và não bộ phát triển nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn cách đặt biệt danh cho người yêu ‘chuẩn không cần chỉnh’
Các thực phẩm chứa dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển não bộ của các bé bao gồm DHA, AA, Lutein, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, Acid Folic, Iốt …. Đặc biệt nên chú trọng chọn sản phẩm có bổ sung HMO, Vitamin E tự nhiên, DHA và Lutein.
Trên đây là 10 cách giúp cha mẹ dạy con thông minh từ khi còn nhỏ mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên đã mang lại những kiến thức bổ ích cho mọi người.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/6-bi-quyet-de-nuoi-day-tre-thong-minh/?link_type=related_posts